【tại oxbet】Giá cà phê thấp, nông dân không 'ngóc đầu lên được'

Giá cà phê thấp,ácàphêthấpnôngdânkhôngngócđầulênđượtại oxbet nông dân không 'ngóc đầu lên được'

Theo Tuổi trẻ

Trong khi vật giá leo thang, giá cà phê bán ra chỉ khoảng 30.000 - 35.000 đồng/kg suốt nhiều năm nay khiến nông dân trồng cà phê điêu đứng. Làm gì để cải thiện giá cà phê, hạn chế việc nông dân chặt bỏ vườn cà phê?

Đang vào vụ thu hái cà phê, gia đình ông Y Ben Niê (xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) vẫn không tài nào kiếm được nhân công hái cà phê, dù trả tiền công cao.

"Dù bán cà phê với giá bèo nhưng để kiếm được người hái cà phê rất khó bởi phần lớn thanh niên trong buôn đã rời khỏi địa phương để kiếm việc làm do thu nhập từ vườn cà phê mấy năm nay quá thấp", ông Y Ben nói.

Doanh thu chỉ đủ bù chi phí

Theo tính toán của ông Y Ben, với năng suất 3 - 3,5 tấn/ha và giá cà phê trên dưới 30.000 đồng/kg như hiện nay, tổng doanh thu chỉ đạt khoảng 100 triệu đồng/ha. Trong khi đó, chi phí chăm sóc vườn cà phê đã lên tới 50 - 60 triệu đồng/năm.

Theo các chuyên gia, nếu thu hoạch cà phê với tỉ lệ chín đều càng cao, chất lượng hạt cà phê càng tốt thì giá bán sẽ cao hơn - Ảnh: Thế Thế

"Thu nhập thực tế của gia đình không còn được bao nhiêu, trong khi biết bao chi phí phát sinh, không còn đủ tiền để tái đầu tư nữa", ông Y Ben nói.

Trong khi đó, ông Phạm Hùng Vương (xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, Đắk Lắk) cho biết gần 10 năm nay giá cà phê cứ "bình ổn" ở mức trên dưới 30.000 đồng/kg. Duy chỉ có vài thời điểm trong năm 2018 giá được đẩy lên gần 40.000 đồng/kg, sau đó lại trở về mức 30.000 đồng/kg từ năm 2019 đến nay.

"Ở vùng này, vì giá quá thấp, chi phí không đủ nên nhiều người dân đã chặt bỏ vườn cây cà phê để trồng hồ tiêu. Thế nhưng giá tiêu cũng từ mức gần 200.000 đồng/kg rớt xuống còn khoảng 60.000 đồng/kg khiến nông dân thêm một lần khốn khổ. Nhiều người đang có ý định trở lại trồng cà phê nhưng với mức giá hiện nay không ai dám mạo hiểm", ông Vương nói.

Ông Hồ Sỹ Trung - tổng giám đốc Công ty cổ phần cà phê Phước An (Đắk Lắk) - cho rằng với giá cà phêvẫn trên dưới 30.000 đồng/kg, nông dân không thể "ngóc đầu lên được" vì chỉ hòa vốn, thậm chí lỗ.

Ngay cả doanh nghiệp cũng luôn thấp thỏm với rủi ro về giá do thị trường này bị chi phối bởi các quỹ đầu tư tài chính, trong khi Việt Nam luôn nắm "đằng lưỡi", hoàn toàn phụ thuộc vào nhà nhập khẩu.

Do đó, theo ông Trung, ngành cà phê cần có chiến lược trong việc giữ hàng hoặc đưa hàng ra bán vào thời điểm nào có lợi nhất, tạo điều kiện để nâng giá mua cà phê trong nước.

Sản xuất cà phê chất lượng cao tại gia đình ông Nguyễn Văn Hòa (trú xã Phú Lộc, Krông Năng, Đắk Lắk) - Ảnh: Tr.Tân

Tăng chất, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa

Dù tham gia thị trường quốc tế khoảng 30 năm trở lại đây nhưng sản phẩm cà phê Việt Nam vẫn bị đánh giá rằng sản lượng nhiều nhưng chất lượng thấp.

Theo ông Lê Đức Huy - phó tổng giám đốc Công ty Simexco Đắk Lắk (cà phê 2/9), một trong những nguyên nhân là Việt Nam đang sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, bằng kinh nghiệm sản xuất của từng nông hộ chứ chưa tuân thủ các quy trình chăm sóc, thu hoạch theo tiêu chuẩn Việt Nam, quốc tế.

"Giá bán thấp, nông dân chăm sóc kém đi, thu hoạch đại trà theo kiểu 'xanh nhà hơn già đồng' khiến chất lượng kém, thiếu mùi vị đặc trưng nên khó bán, bán với giá thấp", ông Huy phân tích.

Trong khi đó, theo ông Huy, tại các hội chợ quốc tế, các nước có quy mô sản xuất cà phê nhỏ hơn Việt Nam (như Indonesia, Ấn Độ, Myanmar...) luôn tung ra các sản phẩm ngon nhất để lôi kéo khách hàng quốc tế và vì thế hàng hóa thông thường của các quốc gia này vẫn bán được giá tốt hơn. 

Cũng theo ông Huy, đã đến lúc ngành cà phê Việt Namphải liên kết sản xuất quy mô lớn, hướng đến một nền sản xuất khoa học, đúng quy trình để đưa ra những mặt hàng cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản. Chẳng hạn, doanh nghiệp này đã liên kết được với 12.000 hộ nông dân Tây Nguyên (với tổng diện tích 18.000ha), trong đó Đắk Lắk khoảng 8.000 hộ.

Khi tham gia liên kết, người dân sẽ thực hiện quy trình chăm sóc và thu hoạch cà phê bền vững có chứng nhận kiểm tra theo các tiêu chuẩn như: UTZ, Rainforest, 4C hoặc Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.

Theo một số chuyên gia, việc nâng chất lượng hạt cà phê để tăng giá trị xuất khẩu, việc đẩy mạnh tiêu thụ nội địa cũng góp phần đẩy giá cà phê nhích lên.

Số liệu từ Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết Việt Nam đang có khoảng nửa triệu quán cà phê, trong đó nhiều quán cà phê theo mô hình chuỗi đã tăng mức tiêu dùng nội địa lên rất nhiều, từ 7% lên trên 10% tổng lượng cà phê sản xuất ra.

Trong thời gian tới, Vicofa đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh các chương trình xúc tiến để tăng tiêu dùng trong nước, phấn đấu nâng tỉ lệ tiêu dùng nội địa lên 15 - 20% trong 10 năm tới.

"Khi giá cà phê tốt, việc sản xuất cà phê chất lượng, thậm chí cà phê đặc sản không phải là chuyện khó với nông dân", một chuyên gia nói.

Với việc đầu tư chế biến sâu theo tiêu chuẩn quốc tế, doanh nghiệp bán cà phê với giá cao gấp nhiều lần so với xuất khẩu cà phê nhân - Ảnh: Tr. Mạnh

Đẩy mạnh chế biến sâu

Tại cuộc họp bàn giải pháp tận dụng cơ hội từ FTA vừa được tổ chức mới đây, ông Lương Văn Tự, chủ tịch Vicofa, cho biết Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê thứ hai trên thế giới, với hơn 1,6 triệu tấn cà phê trong niên vụ cà phê 2019 - 2020.

Ngoài cà phê nhân, thời gian qua Việt Nam cũng đẩy mạnh sang chế biến và xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan. Tuy nhiên, theo ông Tự, lượng cà phê chế biến sâu mới chỉ chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê, phần lớn còn lại vẫn là cà phê nhân có giá trị thấp.

Ông Đỗ Hà Nam, phó chủ tịch Vicofa, cho rằng năm 2020 là một năm đầy khó khăn đối với ngành cà phê. Do tác động bởi đại dịch Covid-19, hầu hết các thị trường đều giảm nhập cà phê, chỉ có một số ít thị trường tăng nhập.

Trong khi đó, sản lượng cà phê Conilon Robustacủa Brazil tăng đột biến, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, giá cà phê Robusta Việt Nam chịu sự cạnh tranh khốc liệt, nhiều thị trường xuất khẩu giảm mạnh.

Cũng theo ông Nam, xuất khẩu cà phê trong năm 2021 vẫn còn nhiều khó khăn khi vụ cà phê mới ở Brazil vẫn được mùa, nhất là hàng Conilon Robusta sẽ tiếp tục gây khó cho giá cà phê xuất khẩu, chưa kể giá cước tàu tăng cao thời gian qua cũng làm khó doanh nghiệp xuất khẩu nói chung.

Ông William Mackereth, giám đốc chuỗi cung ứng Công ty Nestlé Việt Nam, cho biết trong năm 2020, dù Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng đơn vị này vẫn đạt kết quả ấn tượng khi xuất khẩu cà phê tăng khoảng 20% và phần gia tăng là những sản phẩm cà phê được chế biến sâu.

"Do dịch bệnh nên người dân ở trong nhà nhiều hơn và uống cà phê nhiều hơn. Nếu duy trì được thành tích xuất khẩu ấn tượng như thế này, trong vòng 2 - 3 năm nữa chắc chắn Nestlé sẽ đẩy mạnh đầu tư vào dây chuyền chế biến sâu tại Việt Nam" - ông William Mackereth cho hay.

Ông Phạm Văn Quang (thành viên HTX sản xuất cà phê sạch xã Ea Tân, Đắk Lắk):

Sản xuất theo quy định chuẩn thay vì kinh nghiệm

Thay vì sản xuất cà phê theo kinh nghiệm như trước, nhiều nông dân tham gia HTX đang sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn, từ bón phân, tưới nước, làm bồn đến thu hoạch, phơi khô quả cà phê... Với việc áp dụng quy trình chuẩn này, nông dân vừa tiết kiệm được chi phí, sản phẩm đạt chất lượng cao và tiêu thụ dễ dàng hơn.

Khác với quy trình thu hoạch "tuốt ngang" cả trái xanh và trái chín như trước, vừa bị hao hụt (2,4 - 2,5 tạ trong mỗi tấn cà phê thu hoạch) vừa làm giảm chất hạt cà phê, việc thu hoạch theo quy trình chuẩn đã giữ được chất lượng tốt nhất cho hạt cà phê nhân.

Khi hái quả chín, nông dân cũng có lợi về lượng và được HTX bao tiêu sản phẩm với mức giá cao hơn giá thị trường khoảng 1.500 đồng/kg. Sau khi sản xuất được mặt hàng chất lượng tốt và được nhiều người biết đến, sản phẩm của chúng tôi được tiêu thụ khá nhanh do nhiều người nghe tiếng đã tìm mua.

Ông Phan Minh Thông (tổng giám đốc Công ty CP Phúc Sinh):

Bán cà phê 28 USD/kg

Sau hơn 20 năm xuất khẩu, trong đó chủ yếu cho các thị trường cao cấp, chúng tôi nhận ra rằng phải đầu tư vào chế biến và tạo giá trị gia tăng thì mới có thể cạnh tranh và phát triển được. Chính vì vậy chúng tôi đầu tư rất mạnh vào việc tạo ra sản phẩm cà phê nói riêng và nông sản chất lượng cao cho thị trường cao cấp.

Trong đó, toàn bộ quy trình canh tác và chế biến đều đạt các tiêu chuẩn chất lượng của châu Âu và tiêu chuẩn bền vững.

Cà phê đặc sản Arabica rang xay từ vùng Sơn La chúng tôi đang bán cho khách hàng nước ngoài với giá 28 USD/kg (khoảng 630.000 đồng/kg). Tuy nhiên, không phải cứ đầu tư máy móc là có thể bán được hàng. Quan trọng nhất là tìm kiếm khách hàng.

Trong suốt những năm qua, chúng tôi đã chi rất nhiều tiền để tham dự các hội chợ cà phê trên toàn thế giới nhằm quảng bá sản phẩm, tiếp cận khách hàng, xây dựng thương hiệu.

Nhờ vậy mà khi có những sản phẩm mới hay hàng chế biến sâu, chúng tôi sẽ dễ tiếp cận khách hàng hơn. Tới nay đến 70 - 80% lượng cà phê xuất khẩu của Phúc Sinh là chế biến sâu thay vì cà phê nhân thông thường.

Link bài gốc