当前位置: 当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【đức bundesliga】Kỳ lạ nghề “làm con toàn thời gian” tại Trung Quốc 正文

【đức bundesliga】Kỳ lạ nghề “làm con toàn thời gian” tại Trung Quốc

2025-01-10 22:40:19 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:219次

VHO - Thời gian vừa qua,ỳlạnghềlàmcontoànthờigiantạiTrungQuốđức bundesliga cụm từ "toàn chức nhi nữ" bắt đầu phổ biến rộng rãi trên các mạng xã hội Trung Quốc. Về mặt ngữ nghĩa học, "toàn chức" có nghĩa là toàn thời gian, còn "nhi nữ" là con trai, con gái.

Kỳ lạ nghề “làm con toàn thời gian” tại Trung Quốc - ảnh 1
Những người “làm con toàn thời gian” thường đảm nhận các công việc gia đình, đáp ứng các nhu cầu và hoạt động hàng ngày của cha mẹ. Ảnh: SCMP

Kiệt sức vì thất nghiệp

Năm 2023, tỉ lệ thất nghiệp ở nhóm tuổi 16-24 tại Trung Quốc đã tăng trong 6 tháng liên tiếp, từ 4,1% vào tháng 4 lên mức cao kỉ lục 21,3% vào tháng 6.

Trong bối cảnh tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao ở Trung Quốc, một xu hướng mới gọi là “làm con toàn thời gian” đã xuất hiện trong giới trẻ.

Với 11,79 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học gia nhập lực lượng lao động ở Trung Quốc trong năm nay, giới trẻ coi vai trò của “những đứa trẻ toàn thời gian” là một sự hỗ trợ cho thị trường việc làm đầy cạnh tranh và đòi hỏi khắt khe.

Thay vì theo đuổi các công việc truyền thống, nghề “làm con toàn thời gian” được cha mẹ thuê và giao các công việc nhà và chăm sóc họ để đổi lấy hỗ trợ tài chính.

Theo tờ South China Morning Post (SCMP), một nhóm có tên “Trung tâm môi giới công việc làm con toàn thời gian” có khoảng 4.700 thành viên trên Douban, một nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc và hashtag "toàn chức nhi nữ" đã thu hút được hơn 3,1 triệu lượt xem trên mạng xã hội Xiaohongshu, được ví như Instagram của Trung Quốc.

Một mô tả về công việc “làm con toàn thời gian” cho biết: “Bạn phải luôn có mặt trong cuộc gọi, trả lời tin nhắn WeChat của phụ huynh và trả lời các cuộc điện thoại mọi lúc, mọi nơi. Đừng bao giờ nói không, ngay cả với những vấn đề nhỏ nhất. Luôn trò chuyện với họ và nắm tay hoặc ôm để thể hiện sự ủng hộ về mặt tinh thần. Luôn chủ động hòa giải khi có tranh chấp".

Nianan, một phụ nữ 40 tuổi, là con gái toàn thời gian cho biết thói quen hàng ngày của cô bao gồm một giờ khiêu vũ với bố mẹ vào buổi sáng, cùng họ đi đến cửa hàng tạp hóa và nấu bữa tối với bố trong nhà. Ngoài ra, cô còn đảm nhiệm mọi công việc liên quan đến điện tử trong nhà, làm tài xế cho gia đình và tổ chức 1 hoặc 2 chuyến du lịch cùng gia đình mỗi tháng.

Đổi lại, Nianan kiếm được 4.000 nhân dân tệ (khoảng 14 triệu đồng) mỗi tháng, thấp hơn mức lương thông thường là 6.000 nhân dân tệ, đây được coi là mức lương ổn định của tầng lớp trung lưu ở một số vùng của Trung Quốc.

Thu nhập trung bình của nghề “làm con toàn thời gian” dao động từ 3.000 - 6.000 nhân dân tệ.

Những người trẻ phải đối mặt với môi trường việc làm khó khăn thường có những suy nghĩ như “nằm im” hoặc “mặc kệ” với thái độ bi quan về tình trạng thị trường việc làm Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhiều người “làm con toàn thời gian” cho biết đó chỉ là công việc tạm thời. Họ dành thời gian rảnh rỗi để học và thi các kỳ thi tốt nghiệp hoặc công chức có tính cạnh tranh khốc liệt của đất nước.

Một cô con gái toàn thời gian chia sẻ trên Douban rằng cô đã dành 3 năm làm việc cho bố mẹ và cuối cùng đã vượt qua kỳ thi tuyển dụng giáo viên trường công.  “Ba năm thật dài, đầy rẫy những khó khăn, những bất ổn về tương lai và tôi may mắn sự hỗ trợ vô điều kiện từ gia đình mình”, cô nói.

Kỳ lạ nghề “làm con toàn thời gian” tại Trung Quốc - ảnh 2
Các chuyên gia cảnh báo rằng việc cho con đi học toàn thời gian không phải là giải pháp bền vững cho tình trạng khan hiếm việc làm và dân số già ngày càng tăng ở Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Giải pháp không bền vững

Trung Quốc đang phải đối mặt với dân số già đi nhanh chóng. Dữ liệu thống kê cho thấy trong thập kỷ tới, gần 1/3 dân số, tương đương 400 triệu người sẽ nghỉ hưu ở Trung Quốc.

 Một lợi ích tiềm năng của việc có con cái toàn thời gian là họ có thể giảm bớt một số áp lực mà cuộc khủng hoảng nhân khẩu học sẽ gây ra với các dịch vụ an sinh xã hội của Trung Quốc.

Liu Wenrong, nhà nghiên cứu từ Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải cho biết: “Ở Trung Quốc, cha mẹ phụ thuộc nhiều hơn vào con cái về mặt cảm xúc, trong khi con cái phụ thuộc nhiều hơn vào tài chính của cha mẹ”.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng việc “làm con toàn thời gian” không phải là giải pháp bền vững cho tình trạng khan hiếm việc làm và dân số già ngày càng tăng.

Theo nhà nghiên cứu giáo dục Chen Zhiwen: “Lời khuyên quan trọng nhất của tôi với các bậc cha mẹ là bạn phải đuổi con mình ra khỏi nhà nếu không bạn sẽ hủy hoại chúng”.

Nếu ngày càng có nhiều người trẻ chọn "làm con toàn thời gian", tình trạng thất nghiệp sẽ càng trầm trọng. Thu nhập của các hộ gia đình sẽ giảm, dẫn đến tiêu dùng trong xã hội giảm theo. Từ đó, việc này sẽ hạn chế khả năng xã hội tạo ra việc làm mới.

作者:Ngoại Hạng Anh
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜