【link xem mu】3 phương án đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu
Doanh nghiệp logistics gặp khó do bất ổn về nguồn cung và giá xăng dầu | |
Bộ Công Thương lấy ý kiến việc sửa đổi quy định kinh doanh xăng dầu | |
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Quỹ bình ổn giá xăng dầu giúp giảm sốc cho thị trường |
Xăng dầu. Ảnh: T.D |
Tiếp tục giữ Quỹ bình ổn?
Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2013/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu đã được Bộ Công thương xây dựng, gửi xin ý kiến các bộ ngành.
Liên quan đến quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu, Bộ Công Thương cho biết, Quỹ bình ổn giá xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, toàn bộ nguồn trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu trong nước. Quỹ bình ổn giá xăng dầu hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không phát sinh cơ chế quản lý tập trung và không phát sinh tổ chức bộ máy, không có cơ chế tài chính riêng.
Trước ý kiến cho rằng nên bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu vì không hiệu quả. Tại dự thảo, Bộ Công Thương phân tích, do Quỹ bình ổn giá xăng dầu là công cụ linh hoạt duy nhất để Nhà nước có thể điều hành mức tăng giảm giá xăng dầu trong từng kỳ điều hành giá. Nếu bỏ Quỹ bình ổn giá sẽ đồng nghĩa với việc bỏ điều hành giá xăng dầu.
Thời gian qua, Quỹ BOG xăng dầu đã được Liên Bộ Công Thương – Tài chính sử dụng nhất quán cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu theo đúng quy định của pháp luật. Việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã phát huy tác dụng tích cực và hiệu quả trong việc tạo nên một “bước đệm” nhằm góp phần bình ổn giá (giữ ổn định hoặc giảm mức tăng) trong trường hợp cần thiết, linh hoạt trong việc bình ổn giá nhằm ổn định giá xăng dầu trong một thời kỳ hoặc không cho giá xăng dầu trong nước tăng quá mạnh, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng và ổn định an sinh xã hội.
Từ đó, Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án quy định đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu:
Phương án 1: Giữ nguyên quy định về quản lý Quỹ bình ổn giá hiện hành;
Phương án 2: Tiếp tục giữ công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để điều hành giá xăng dầu, tuy nhiên có sửa đổi theo hướng quy định nguyên tắc sử dụng công cụ Quỹ bình ổn giá cụ thể.
Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ can thiệp điều hành giá thông qua việc điều chỉnh mức trích lập, chi Quỹ bình ổn giá khi giá xăng dầu công bố kỳ này so với kỳ công bố giá liền trước có biến động tăng từ 10% trở lên hoặc giảm từ 7% trở lên. Phương án này để vừa bảo đảm Nhà nước có thể điều hành khi cần thiết nhưng giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào giá xăng dầu;
Phương án 3: Bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Với nội dung này, Bộ Công Thương lựa chọn phương án 2, theo đó tiếp tục có quy định về Quỹ bình ổn giá, tuy nhiên, có quy định cụ thể về các trường hợp phải sử dụng công cụ Quỹ bình ổn giá (trích lập và chi), đồng thời công thức giá có sự thay đổi theo hướng nhà nước chỉ công bố giá định hướng gồm các yếu tố về giá thế giới, các loại thuế, lợi nhuận định mức, các chi phí khác do các doanh nghiệp tự xác định và chịu trách nhiệm trước các cơ quan kiểm toán
Việc lựa chọn phương án 2 nhằm bảo đảm giá xăng dầu dần theo thị trường, phản ánh đủ chi phí phát sinh của doanh nghiệp, hài hòa lợi ích giưac các chủ thể, giúp duy trì nguồn cung ổn định cho thị trường.
Rút ngắn thời gian công bố giá xăng dầu
Ngoài nội dung trên, tại dự thảo Bộ Công Thương cũng nêu ý kiến về sửa thời gian điều hành/công bố giá.
Trước đây, theo quy định của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP, thời gian điều hành giá xăng dầu giữa 2 kỳ điều hành đã được sửa đổi giảm từ 15 ngày (theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP) xuống 10 ngày (cụ thể điều hành vào các ngày 01, 11, 21 hàng tháng).
Khoảng thời gian 10 ngày được các doanh nghiệp nhận định là phù hợp với phương thức tính giá mua bán và nhập hàng của các doanh nghiệp, phù hợp với chu kỳ lấy giá để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Tổng cục Thống kê… giữ mức ổn định tương đối để thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng như mục tiêu bình ổn thị trường.
Tuy nhiên, trên cơ sở ý kiến của một số đơn vị và chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, tại dự thảo, Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án quy định về điều hành giá xăng dầu như sau:
Phương án 1: Giữ nguyên quy định hiện hành về thời gian điều hành/công bố giá xăng dầu;
Phương án 2: Sửa đổi theo hướng rút ngắn thời gian điều hành/công bố giá xăng dầu xuống mức 7 ngày, quy định vào 1 ngày cụ thể trong tuần.
Nêu quan điểm của mình, Bộ Công Thương lựa chọn phương án 2, thời gian giữa 2 kỳ điều hành/công bố giá được giảm từ 10 ngày xuống 7 ngày và quy định vào ngày thứ Năm hàng tuần, không kể ngày nghỉ lễ.
Lý do nhằm bảo đảm giá xăng dầu bám sát hơn với diễn biến giá xăng dầu trên thị trường thế giới. Việc điều hành sẽ được thực hiện kể cả vào ngày nghỉ lễ nhằm tránh những việc giá có biến động lớn trong những dịp nghỉ lễ, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
相关推荐
- Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- Cẩn trọng với bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ
- Party Congress to greatly influence Việt Nam’s development: Moroccan Ambassador
- Nâng chất lượng giảng dạy môn tin học trong năm học mới
- Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- Khẩn trương ứng dụng các mô hình đào tạo hiệu quả, phù hợp
- Không còn kỳ thi THPT quốc gia 2 trong 1: Mừng
- Trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang: Khai giảng năm học mới