Ô tô bay sắp thành hiện thực
Ngày 28/6/2021,Ôtôbaygiấcmơviễntưởngsắpthànhhiệnthựcá cược bóng Công ty Klein Vision đã có bước tiến vượt bậc khi chiếc Aircar hoàn tất chuyến bay nội thành đầu tiên từ sân bay thành phố Nitra đến sân bay thủ đô Bratislava (Slovakia) trong vòng 35 phút, với quãng đường dài 70 km.
Aircar chỉ cần hơn 2 phút để biến hình từ chiếc ô tô thành máy bay. Nó có thể đạt tới tốc độ 190 km/h ở độ cao 2.500m. Khi tiếp đất, chỉ cần nhấn nút là nó trở lại thành ô tô để vận hành trên đường.
Chiếc xe này sử dụng động cơ BMW 1.6L, có thể chở được 2 hành khách với khoang lái thiết kế rất hiện đại và đẹp mắt. Chuyến bay thành công này được cho là sẽ mở ra một kỷ nguyên mới với các phương tiện có chức năng kép. Giờ đây, việc một chiếc xe bay được đưa vào sử dụng không còn xa vời nữa mà đã gần hơn bao giờ hết.
Giấc mơ ô tô bay sắp thành hiện thực. |
Thực ra, ý tưởng về ô tô bay xuất hiện khá sớm. Từ năm 1841, hai người Anh là William Samuel Henson và John Stringfellow đã phác thảo ra chiếc xe có khả năng bay lượn trên bầu trời, sử dụng động cơ hơi nước với sải cánh gần 46m dành cho một người lái. Mẫu ô tô bay này đã được cấp bằng sáng chế đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, nó mới chỉ dừng lại ở bản phác thảo, chưa được sản xuất thực tế.
Tiếp đến là mẫu xe ô tô bay Autoplane của Curtiss. Autoplane lần đầu ra mắt tại Triển lãm Hàng không Mỹ năm 1917 ở New York, với thân xe bằng nhôm, cửa sổ nhựa và lò sưởi cho hành khách, nhưng tính ứng dụng cũng chưa có.
Đến năm 1946 Robert Fultan, kỹ sư người Mỹ đã phát minh ra chiếc Airphibian. Đây là chiếc ô tô bay đầu tiên được chứng nhận bởi Cục Hàng không dân dụng Liên bang Mỹ. Có động cơ 160 mã lực, bay với tốc độ 193 km/h và chạy trên đường ở tốc độ 80 km/h. Sau đó, ô tô bay vẫn được nghiên cứu phát triển, nhưng chưa bao giờ vượt ra khỏi những thử nghiệm.
Tuy nhiên, thế hệ đi trước đã chứng minh, ô tô bay không phải là chuyện hão huyền mà nó hoàn toàn có thực.
Ô tô bay từ lâu đã rất được yêu thích và là khát vọng lớn nhất của nhân loại về phương tiện đi lại, bởi sự hấp dẫn và những tiện lợi mà nó hứa hẹn mang lại. Hãy thử tưởng tượng, bạn đang ở dưới mặt đất nhưng chỉ vài phút sau đã vi vu trên bầu trời mà không phải tốn hàng giờ đồng hồ để làm thủ tục tại các sân bay. Những đam mê cháy bỏng và tiến bộ không ngừng trong lĩnh vực công nghệ đang biến phương tiện vốn chỉ có trong trí tưởng tượng thành hiện thực.
Hiện tại, một loạt các công ty trên thế giới lao vào phát triển công nghệ ô tô bay, từ những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, đến các hãng chế tạo máy bay và ô tô lớn như Boeing, Airbus, Toyota, Porsche, Audi, Hyundai...
Về cơ bản, ô tô bay là một phương tiện có thể di chuyển trên bộ và trên không. Khi cần di chuyển một quãng đường dài, hãy chuyển sang chế độ máy bay và chuyển sang ô tô khi chạy những quãng đường ngắn. Các thiết kế ô tô bay hiện nay với cánh và đuôi có thể gập lại được, giúp việc chuyển đổi giữa bay và lái trên mặt đất trở nên thuận tiện và dễ dàng nhất. Tuy nhiên, cho đến nay việc thiết kế vẫn còn nhiều hạn chế.
Xe ô tô không quan trọng trọng lượng nhưng máy bay cần phải nhẹ. Tìm ra phương án cân bằng giữa hai yếu tố trên là một thách thức lớn. Đa số các mẫu ô tô bay đều khá cồng kềnh và vẫn cần có đường băng cho cất hạ cánh. Những mẫu máy bay sử dụng năng lượng điện gọn nhẹ hơn nhưng sẽ do dung lượng chứa của pin có hạn, nên quãng đường di chuyển ngắn và và số lượng hành khách không quá 2 người.
Với những chiếc ô tô bay chạy bằng nhiên liệu truyền thống lại đối mặt với vấn đề khác nữa đó chính là ô nhiễm môi trường. Chúng tiết kiệm nhiên liệu hơn máy bay trực thăng nhưng hao nhiên liệu hơn ô tô thường. Không những thế, ô tô bay vẫn đòi hỏi người lái phải có giấy phép lái máy bay như các phi công.
Ngoài ra, giá bán những chiếc ô tô bay còn khá đắt, từ trên 300.000-1,5 triệu USD. Với mức giá này, những công dân có thu nhập trung bình khó có thể mua được trong vòng 20 năm tới.
Kỳ vọng lớn
Dù vậy, nhiều công ty đang kỳ vọng sẽ đưa ô tô bay vào hoạt động từ năm 2030, ban đầu là dùng trong thương mại như làm taxi, vạn tải thuê... Các nhà phân tích của Công ty tài chính Morgan Stanley (Mỹ) kỳ vọng, ô tô bay thương mại sẽ phổ biến từ năm 2040. Ước tính uy mô thị trường toàn cầu đạt con số khổng lồ từ 1.400-2.900 tỷ USD/năm.
Đa số các mẫu ô tô bay đều khá cồng kềnh và vẫn cần đường băng để cất hạ cánh. |
Trong tương lai gần, có thể hình dung ra những chiếc ô tô bay sẽ cất và hạ cánh thẳng đứng, không cần đường băng. Nó có thể vận hành được trong không gian hẹp, hoạt động hoàn toàn tự động, không cần người lái. Nó có thể đậu trong gara ô tô hay trên nóc nhà, ban công của các gia đình, công sở,... Động cơ điện sẽ được dùng phổ biến, khi công nghệ pin phát triển và nó cũng là một phương tiện di chuyển thông minh, có trợ lý ảo, hiểu được cảm xúc của con người.
Giám đốc điều hành của công ty chế tạo máy bay Terrafugia (Mỹ) cho hay, họ muốn chứng minh rằng một chiếc xe hơi không chỉ biết chạy mà có thể bay, thậm chí có thể bơi trên nước, có thể chia sẻ những buồn vui với con người như những người bạn và đó sẽ là một phương tiện di chuyển rất thú vị, rất hoàn hảo.
Điều lớn hơn nữa nếu thành công, ô tô bay sẽ là phương tiện giao thông rất khác biệt, giúp giảm ùn tắc và khắc phục những hạn chế về địa hình khi di chuyển trên mặt đất. Ô tô bay sẽ giúp các quốc gia tiết kiệm hàng trăm tỷ USD nhờ giảm xây dựng thêm đường xá, cầu cống.
Để ô tô bay trở thành hiện thực, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Ưu tiên hàng đầu là an toàn, những vụ tai nạn trên không bao giờ cũng thảm khốc và gây ra thiệt hại lớn. Vì vậy, các nhà sản xuất cần đảm bảo mức an toàn cao nhất cho ô tô bay, trong các tình huống như xảy ra va chạm, hết nhiên liệu, mất cân bằng,... phải quy định chặt chẽ về an toàn bay về cất hạ cánh tránh sự lộn xộn khi người lái thích bay theo hướng nào cũng được… Quản lý không lưu phải hết sức chặt chẽ. Có thể sẽ phải mất cả thập niên nữa để cho ra đời những quy chuẩn như thế.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến ngược lại cho rằng, một thế giới tràn ngập ô tô bay chưa chắc đã phải là điều chúng ta thực sự mong muốn. Những chiếc xe bay dù sao vẫn chiếm dụng tài nguyên đường cao tốc.
Trước tình trạng tắc nghẽn ngày càng nghiêm trọng hiện nay, việc bổ sung ô tô bay chắc chắn sẽ mang đến một thử thách khắc nghiệt hơn cho giao thông mặt đất. Hơn nữa, ô tô bay sẽ làm cho môi trường bị ảnh hưởng nặng nề, bởi nó tiêu tốn nhiên liệu hơn so với ô tô bình thường.
Trần Thủy
Ô tô bay không còn viễn tưởng, xây gara trên sân thượng nhà bạn
Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, loại hình vận tải hàng không đô thị và du lịch trở thành xu thế của tương lai.