【keo nha cai euro】Ẩn số NamABank tại Eximbank?
作者:World Cup 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 15:59:14 评论数:
Trước đó, sự xuất hiện của 2 nguyên lãnh đạo NamABank trong danh sách ứng viên vào HĐQT mới của Eximbank (công bố hồi tháng 3/2015) đặt ra nghi vấn khả năng hai ngân hàng sẽ sáp nhập.
Chờ NHNN phê chuẩn nhân sự HĐQT
Theo chương trình họp ĐHCĐ lần thứ 30, Eximbank chỉ trình cổ đông thông qua các nội dung cơ bản, gồm: kết quả kinh doanh năm 2014 và kế hoạch năm 2015, phương án phân phối lợi nhuận, thù lao của HĐQT và ban kiểm soát... Một số cổ đông cũng chất vấn HĐQT về lý do bỏ nội dung bầu nhân sự HĐQT ở cuộc họp này.
Ông Phạm Hữu Phú, Tổng giám đốc Eximbank giải thích rằng, ban đầu ngân hàng dự kiến danh sách 6 ứng viên để bầu vào HĐQT nhiệm kỳ 2015-2020. Tuy nhiên, do NHNN tiến hành thanh tra đột xuất Eximbank và chưa phê chuẩn danh sách nhân sự nên ngân hàng chưa thể tiến hành bầu HĐQT tại cuộc họp ĐHCĐ này.
Hiện nay, HĐQT đã hết nhiệm kỳ 2010-2015 nhưng theo ông Phú, vẫn có thể duy trì bộ máy nhân sự này cho đến khi bầu lại. Ngân hàng vẫn có HĐQT đảm nhận điều hành nên cũng không ảnh hưởng đến hoạt động.
Trao đổi với phóng viên, một cổ đông nội bộ của Eximbank cũng xác nhận “đã có đề án nhân sự trình lên NHNN xem xét, phê chuẩn sau đó ngân hàng mới trình lên ĐHCĐ bầu thông qua”.
Theo danh sách ứng viên vào HĐQT do nhóm cổ đông nắm trên 10% cổ phần đề cử, có 2/6 ứng viên đến từ NamABank đang sở hữu trên 20% vốn Eximbank. Đó là, ông Trần Ngô Phúc Vũ – nguyên Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc NamABank (đại diện sở hữu hơn 10% cổ phần) và ông Trần Ngọc Tâm – nguyên Phó Tổng giám đốc NamABank (đại diện nhóm cổ đông nắm 10,4%).
Nhóm cổ đông NamABank được cho là có thể sẽ có “vị trí quan trọng” ở Eximbank để “dọn đường” sáp nhập 2 ngân hàng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nhóm cổ đông này đại diện sở hữu hơn 20% vốn Eximbank có hợp lệ?
Vào tháng 4/2015, NHNN bất ngờ thanh tra Eximbank, trong đó có rà soát lại sở hữu cổ phần của cổ đông, phát hiện sở hữu chéo, công ty sân sau… Cuộc thanh tra này cũng được cho là nguyên nhân Eximbank phải hoãn ĐHCĐ tới 2 lần và chưa chốt được vấn đề nhân sự.
Tại ĐHCĐ, một số cổ đông cũng chất vấn HĐQT về kết quả thanh tra, các khoản nợ vay của Công ty bất động sản EximLand, nợ xấu tăng nhanh, lợi nhuận sụt giảm… Song, Tổng giám đốc Phạm Hữu Phú chỉ nói ngắn: “chờ đến ĐHCĐ bất thường trong thời gian tới sẽ được làm rõ khi có kết quả thanh tranh của NHNN về Eximbank”.
Ban điều hành Eximbank cho biết, 6 tháng đầu năm 2015 đã bán 2.000 tỷ đồng nợ xấu cho Công ty VAMC (trích dự phòng rủi ro gần 1.000 tỷ đồng) và sẽ bán tiếp 500 tỷ đồng nợ xấu. Eximbank đặt kế hoạch xử lý khoảng 2.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm nay. Nửa đầu năm 2015, Eximbank đạt lợi nhuận trước thuế 570 tỷ đồng, bằng 57% kế hoạch năm, huy động vốn tăng 24% lên 126.000 tỷ đồng, tín dụng tăng 11% đạt 108.750 tỷ đồng.
Vietcombank "đánh tiếng" rút khỏi Eximbank
Trong khi đang có những nghi ngờ về việc các cổ đông của NamABank muốn nắm quyền ở Eximbank, thì cổ đông lớn là Vietcombank (sở hữu 8,19% cổ phần EIB) lại có động thái muốn thoái vốn. Cuối tuần qua, dù bác bỏ tin đồn về việc Vietcombank ủy quyền toàn bộ 8,19% cổ phần cho ông Trần Ngô Phúc Vũ, nhưng cổ đông này lại xác nhận “đã trình lên NHNN kế hoạch thoái vốn tại Eximbank và Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB, mã: MBB sở hữu 9,59% cổ phần)”.
Kế hoạch thoái vốn này nhằm đảm bảo Vietcombank chỉ được sở hữu cổ phần tại 2 ngân hàng với tỷ lệ tối đa 5% vốn điều lệ (theo Thông tư 36 của NHNN). Vì hiện tại, Vietcombank đang sở hữu vốn tại 5 tổ chức tín dụng.
Lãnh đạo Vietcombank đang nghiêng về phương án giữ lại cổ phần MB vì hiệu quả đầu tư tốt hơn, nên có khả năng bán vốn tại EximBank hoặc OCB. Việc bán cổ phần ngân hàng Eximbank phải được sự chấp thuận của NHNN vì các yêu cầu khắt khe cho cổ đông muốn đầu tư vào ngân hàng, tránh góp vốn “ảo”.
Theo nguồn tin riêng, Vietcombank đang có kế hoạch bán hết 8,19% cổ phần Eximbank theo lộ trình thoái vốn từ nay đến tháng 2/2016. Việc chuyển nhượng sẽ diễn ra làm nhiều đợt giao dịch bán cổ phiếu trên sàn, tìm kiếm đối tác mua phù hợp. Khoản đầu tư 8,19% tại Eximbank này có giá trị sổ sách hơn 522 tỷ đồng. Nhưng tính theo thị giá cổ phiếu EIB ở mức 14.600 đồng/CP, giá trị vốn lên tới 1.477 tỷ đồng. Nếu thoái hết vốn, Vietcombank sẽ có “lời” khoảng 900 tỷ đồng.
Liệu có sự liên quan nào giữa việc cổ đông lớn Vietcombank chuẩn bị thoái vốn và NamABank “dọn đường” vào Eximbank?
Thực tế, trong vòng 6 tháng qua, Eximbank không công bố thay đổi sở hữu của cổ đông lớn. Tại thời điểm chốt danh sách cổ đông dự ĐHCĐ, chỉ có 5 nhóm cổ đông lớn, gồm: Ngân hàng Sumimoto Mitsui nắm 20%, nhóm NamABank nắm 20%, ông Phạm Hữu Phú nắm 10,11%, nhóm ông Lê Minh Quốc nắm 10,22%, Vietcombank nắm 8,19%...
Nếu Eximbank tổ chức ĐHCĐ bất thường để bầu nhân sự HĐQT, nhóm cổ đông NamABank sẽ có lợi thế quyết định nếu giành được sự ủng hộ của Vietcombank (thông qua nhận ủy quyền 8,19% cổ phần). Hoặc, NamABank nhận chuyển nhượng vốn của Vietcombank nếu được NHNN chấp thuận.
Được biết, NamABank cũng đang gấp rút thực hiện tăng vốn lên 4.000 tỷ đồng (đã được chấp thuận chào bán chứng khoán ra công chúng trước ngày 5/8/2015). Như vậy, nếu xảy ra tình huống sáp nhập NamABank – Eximbank với tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu được giả định là 1:1, thì nhóm cổ đông NamABank tại Eximbank có thể nắm thêm 24,5% vốn của ngân hàng sau sáp nhập (vốn điều lệ 16.355 tỷ đồng), nâng tổng sở hữu vốn Eximbank của nhóm này lên tới 44,54% - chưa kể việc nhóm cổ đông này có thể nhận được số cổ phần chuyển nhượng của Vietcombank.
Những gì đã và đang diễn ra chưa thể có căn cứ xác đáng để khẳng định những giả định và tình huống đưa ra như trên. Tuy nhiên, nếu sự việc sẽ diễn ra theo những giả định như trên, thì đây quả là nước cờ cao tay của nhóm cổ đông muốn “có vị trí quan trọng” ở Eximbank?
Hải Hà