【kết quả bóng đá macarthur】Để ngành hàng cá tra phát triển bền vững

时间:2025-01-11 06:58:56来源:88Point 作者:Cúp C1

Bài 2: Liên kết để phát triển

Dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm nay sẽ giảm 15%,Đểngnhhngctraphttriểnbềnvữkết quả bóng đá macarthur ở mức xấp xỉ khoảng 2 tỉ USD. Tuy nhiên, một kịch bản xấu hơn là có thể giảm từ 20-25% kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2023.

VASEP dự báo thị trường từ nay đến cuối năm sẽ có sự phục hồi nhẹ.

Thị trường phục hồi nhẹ

“Sáu tháng đầu năm 2023, một bức tranh không tốt đẹp lắm cho toàn ngành thủy sản, trong đó có ngành cá tra”. Đây là đánh giá của bà Tô Tường Lan, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP). Bà Lan dẫn chứng, từ ngày 1-1 đến ngày 30-6 năm nay, tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 4,1 tỉ USD, giảm gần 28%. Riêng cá tra, mức sụt giảm khá sâu ở mức gần 39%. Phân tích số liệu cụ thể cho nhóm 8 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam, bà Lan cho hay, hầu hết các thị trường đều sụt giảm.

“Thị trường Trung Quốc giảm 22%, với giá trị xuất khẩu 716 triệu USD. Đứng thứ hai là Nhật Bản có mức sụt giảm nhẹ hơn, ở mức 11%, đạt 713 triệu USD. Mỹ đạt 706 triệu USD, giảm 46%. Trong nhóm ba thị trường chính, Mỹ có mức sụt giảm mạnh nhất. Tiếp đến là Hàn Quốc, thị trường lớn thứ tư của Việt Nam, đạt 357 triệu USD, giảm 21%. Tiếp theo là Australia, Anh, Thái Lan và Hà Lan. Như vậy, Thái Lan đã lên vị trí thứ 7, đạt 127 triệu USD, giảm 23%. Hai thị trường chính nhập khẩu cá tra của nước ta là Trung Quốc và Mỹ. Với mức sụt giảm hai con số ở hầu hết các thị trường đã phản ánh rất rõ sức mua giảm trên toàn cầu”, bà Tô Tường Lan chia sẻ.

Cũng theo bà Lan, trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào thị trường châu Âu đạt khoảng 88,4 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022. Trong các thị trường này, tất cả đều giảm. Đáng chú ý, thị trường Hà Lan là thị trường lớn nhất của Việt Nam, giảm tới 29%.

Theo Phó Tổng thư ký VASEP Tô Tường Lan, dựa vào tình hình 7 tháng của năm 2023, chưa có dấu hiệu phục hồi nào rõ ràng cho thị trường xuất khẩu cá tra những tháng tiếp theo. Một điểm bất thường là không phải sức mua mà là đơn đặt hàng từ các đối tác rất chậm tại tất cả các thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ và Trung Quốc rất chậm.

Về giá xuất khẩu, mặc dù quý II năm 2023, cá tra xuất khẩu đã có sự cải thiện về giá so với quý I năm 2023 nhưng giá xuất khẩu vẫn đi theo chiều hướng ngang. Theo đó, trong tháng 6, giá cá tra trung bình xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 3,5 USD/kg, giảm 21% so với tháng 6 và tiếp tục giảm 4% so với tháng 5.

“Chúng tôi dự báo trong nửa năm tới sẽ có sự phục hồi nhẹ tại các thị trường. Ví dụ như Mỹ, với mức lạm phát đang hạ nhiệt và tạo điều kiện cho người tiêu dùng nhiều hơn. Vào thời điểm cuối quý II, quý III cũng là thời điểm tích trữ cho các nhà bán lẻ tại Mỹ để phục vụ cho các mùa lễ hội cuối năm. Và lượng tồn kho cá tra tại các nước đang giảm dần. Hơn nữa, giá thức ăn cá tra đang giảm giúp cho nông dân đẩy mạnh thả cá nuôi vào những tháng cuối năm chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo”, bà Tô Tường Lan, Phó Tổng thư ký VASEP, thông tin.

Xây dựng chuỗi sản xuất

Chia sẻ tại Hội nghị “An toàn Thực phẩm chuỗi sản xuất, Chế biến và Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cá tra” diễn ra vào ngày 5-8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng: Cá tra Việt Nam có thể nói là lợi thế “độc tôn”, nhưng nếu không biết nâng giá trị con cá tra lên thì một thời gian nữa chúng ta sẽ tự đánh mất mình.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn chứng: “Cá tra một số nước đã nuôi rồi. Nếu chúng ta không biết nâng niu thì cuối cùng tự mình đánh mất mình. Điểm yếu nhất đó là chưa có tiếng nói chung, mỗi người đánh lẻ một hướng. Phải đoàn kết, tạo ra sự đồng lòng. Anh lớn phải hỗ trợ anh bé để cùng phát triển như Thủ tướng Phạm Minh Chính từng chia sẻ là lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Chúng ta phải gắn với nhau, trách nhiệm thì tôi nghĩ mới được, nếu không thì rất khó”.

Ngoài ra, theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, một chuỗi sản xuất an toàn thực phẩm hoàn chỉnh phải từ con giống, cho đến nuôi trồng, thu hoạch, sơ chế, chế biến, xuất khẩu. Hiện nay điểm yếu là xây dựng trong nước được nhưng chuỗi cung ứng quốc tế rất yếu. Do đó, Thủ tướng đã giao Bộ NN&PTNT xây dựng đề án chuỗi cung ứng nông sản. Vừa qua, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với thành phố Cần Thơ xây dựng xong trung tâm sản xuất chế biến và tiêu thụ nông sản của thành phố.

Quan điểm của Bộ là chuỗi cung ứng này có 3 cấp. Có cấp chuỗi cung ứng logistics ngay vùng nguyên liệu. Vùng nguyên liệu phải có những nơi tập kết hàng hóa, có sơ chế ở đó mới chuyển lên trung tâm vùng như thành phố Cần Thơ để chế biến sâu, xuất khẩu. Ngoài ra, các trung tâm ở biên giới như Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn để xuất khẩu.

 “Yếu nhất vẫn là chuỗi cung ứng, các địa phương trên cơ sở các chuỗi về cá tra, chúng ta củng cố lại để xây dựng. Tôi rất muốn các doanh nghiệp phối hợp lại xây dựng chuỗi, gắn với vùng nuôi, ao nuôi, theo tổ chức HTX, hay là tổ hợp tác với doanh nghiệp, để xây dựng một chuỗi kiểm soát được an toàn thực phẩm, đảm bảo nguồn cung, giảm được chi phí. Sắp tới, không có chuỗi là không được. Các doanh nghiệp có uy tín, có vị thế đứng ra cùng phối hợp với các đơn vị và các địa phương để xây dựng chuỗi sản phẩm an toàn”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định.

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

相关内容
推荐内容