发布时间:2025-01-24 23:36:33 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Chiều nay (28/3),àNộikiếnnghịThủtướngchấpthuậnvịtrínhàgaCcạnhhồGươnhan dinh thuy sy Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc làm việc với TP Hà Nội.
Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm chỉ đạo phát triển Hà Nội để Hà Nội xứng đáng là “trái tim của cả nước” và chúng ta có trách nhiệm làm cho “trái tim cả nước” mạnh khỏe, nhịp đập đều và mạnh, góp phần đưa cả nước tiến bước vì Hà Nội là 1 trong 2 đô thị đặc biệt của Việt Nam và đóng góp của Hà Nội rất quan trọng.
Thủ tướng cũng nêu rõ có cơ chế, chính sách phù hợp để Hà Nội phát triển trên tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, đặc biệt là tạo điều kiện về nguồn lực để phát triển.
Báo cáo tại cuộc làm việc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh nêu nhiều kết quả đạt được về phát triển KT-XH 3 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng cuối năm 2021 của TP.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc làm việc với TP Hà Nội |
Lãnh đạo TP cũng đề cập các đề xuất, kiến nghị đến Thủ tướng.
Cụ thể, đối với vị trí ga C9 trong tuyến đường sắt đô thị số 2 (đoạn Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo), Chủ tịch Hà Nội kiến nghị Thủ tướng chấp thuận vị trí nhà ga C9 theo đúng dự án đầu tư và quy hoạch giao thông đã được phê duyệt.
Đồng thời giao TP chủ trì phối hợp với Bộ VH-TT-DL, Bộ GTVT, Bộ Xây dựng thống nhất các yếu tố, điều kiện về kỹ thuật chạy tàu, yêu cầu của Luật Di sản Văn hóa để xác định cụ thể phạm vi, các yêu cầu của lối lên, xuống và các yêu cầu về kỹ thuật khác để thiết kế, hạn chế ít nhất ảnh hưởng đến di tích lịch sử quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm.
TP Hà Nội mong Thủ tướng quan tâm tháo gỡ vướng mắc về bố trí vay vốn nước ngoài phần điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng thêm của dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
Đồng thời đề nghị Chính phủ thống nhất chủ trương trình Quốc hội phê duyệt đề xuất dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài và phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai; phê duyệt chủ trương đầu tư tuyến số 5, đoạn Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng Hòa Lạc sử dụng vốn đầu tư công và nguồn vốn khác.
Đề xuất cho phép Hà Nội nghiên cứu quy hoạch sân bay thứ 2
Chủ tịch Hà Nội kiến nghị Thủ tướng thống nhất chủ trương phát triển đồng bộ các cầu qua sông Hồng. Dự án cầu Tứ Liên (tổng mức đầu tư khoảng 17.000 tỷ đồng), cầu Thượng Cát (khoảng 9.000 tỷ đồng) trước đây TP đã kêu gọi đầu tư theo hình thức BT, nay do hình thức BT đã bị hủy bỏ, TP chủ trương chuyển đổi thực hiện bằng đầu tư công và hình thức đầu tư khác phù hợp.
Ông Chu Ngọc Anh cũng cho biết, vừa qua, TP đã phê duyệt 6 phân khu quy hoạch đô thị khu vực nội đô lịch sử (quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng), nâng tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu đô thị từ 86% lên 96%.
Để thực hiện đồng bộ, nâng cao tính khoa học, tính khả thi và thực tiễn khi điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và các quy hoạch chuyên ngành, TP đề nghị Thủ tướng chấp thuận một số biện pháp và tiêu chí.
Cụ thể, chấp thuận chủ trương điều chỉnh tăng tỷ lệ đất đô thị và nông thôn toàn TP lên 40% - 60%; cho phép nghiên cứu quy hoạch sân bay dân dụng thứ 2 tại địa bàn TP để đáp ứng nhu cầu vận chuyển khoảng 100 triệu hành khách/năm. Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô hoàn chỉnh mô hình chùm đô thị TP đặt trong mối quan hệ vùng Thủ đô.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh |
Đặc biệt, tại đô thị trung tâm hoàn chỉnh phát triển cân đối, hài hòa tương xứng Bắc sông Hồng với Nam sông Hồng, lấy trục không gian xanh sông Hồng làm trung tâm. Nghiên cứu cấu trúc TP trong TP và thị xã trong TP cùng mô hình chính quyền đô thị theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ.
Điều chuyển Vườn quốc gia Ba Vì về TP Hà Nội quản lý để đồng bộ trong quy hoạch, trong quản lý đất đai, tài nguyên rừng, gìn giữ, phát triển không gian xanh, gắn với bảo tồn, phát triển du lịch.
Ngoài ra, cho phép TP tiếp tục bố trí vốn sự nghiệp cho công tác lập quy hoạch để chủ động tháo gỡ vướng mắc trong việc bố trí vốn và giải ngân vốn phù hợp tính đặc thù của công tác nghiên cứu lập quy hoạch.
Hà Nội cũng đề nghị Thủ tướng chấp thuận việc tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP trên mức 35% để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô giai đoạn 2022-2025; hỗ trợ TP thực hiện các dự án giao thông trọng điểm…
Ga ngầm C9 được đề xuất đặt tại vị trí Km9 + 864,645, trong khu vực khuôn viên công viên bờ hồ Hoàn Kiếm. Thân ga chính được bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng, phần dưới vườn hoa bờ hồ Hoàn Kiếm có kích thước dài 150m, rộng 21,4m, sâu 17,45m và có 3 tầng (tầng trung chuyển, tầng thiết bị và tầng ke ga). Khoảng cách ngắn nhất từ thân ga C9 tới Hồ Gươm là khoảng 10m; tới tượng đài tưởng niệm Cảm tử quân khoảng 81m; tới đền Bà Kiệu khoảng 83m; tới Tháp Bút khoảng 36m; tới vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ khoảng 120m. |
Hà Nội sẽ nghiên cứu phương án bỏ ga ngầm C9, từ ga ngầm C8 sẽ đến thẳng ga ngầm C10 của dự án tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
相关文章
随便看看