Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng, Lbong da hang 2 duc 2 người anh là Điểu Nương và Điểu Bé đều hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, từ khi còn nhỏ ông Điểu Cà Lách đã ý thức nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Năm 17 tuổi, ông tình nguyện làm du kích tại đơn vị Kinh tài huyện Hớn Quản với cấp bậc hạ sĩ.
Năm 1977, sau 5 năm làm nhiệm vụ, ông trở về Phước An và lập gia đình. Như bao cựu chiến binh khác, thương binh Điểu Cà Lách cũng gặp nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống. Những ngày sống chung với gia đình vợ, mặc dù rất chăm chỉ lao động nhưng đói nghèo vẫn đeo bám gia đình ông. Do thiếu vốn đầu tư sản xuất, một phần ảnh hưởng của tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số, ban đầu gia đình ông trồng chủ yếu cây lương thực như lúa, bắp, khoai.
Vợ chồng ông Điểu Cà Lách trước căn nhà khang trang
Nhận thấy việc trồng cây lương thực phải bỏ công sức nhiều mà hiệu quả kinh tế thấp, sản phẩm làm ra chủ yếu tự cung tự cấp, ông luôn trăn trở làm sao thoát cảnh đói nghèo. Quyết tâm thay đổi hoàn cảnh, đầu năm 1990, vợ chồng ông khai hoang, cải tạo đất, học hỏi kỹ thuật trồng cao su và là hộ dân tộc thiểu số đầu tiên trong ấp tiên phong trồng cao su. Sau khoảng 6 năm nỗ lực, kiên trì, 700 cây cao su của gia đình ông cho khai thác. Ông Lách nhớ lại: “Trước đây, làm mủ cực lắm, trút xong phải đánh đông, sau đó cán ép loại bỏ nước rồi đem phơi khô mới bán được. 5-6 tháng nhà tôi mới bán một lần. Mỗi lần bán phải thuê xe chở về tận Bình Dương vì ở đây không có chỗ thu mua. Cực vậy nhưng có thu nhập hơn so với làm ruộng”.
Nhờ tư duy đổi mới mà gia đình cựu chiến binh Điểu Cà Lách đã vươn lên thoát nghèo, có điều kiện mua đất canh tác, xây nhà. Dẫn chúng tôi đi thăm mảnh vườn rộng, mát rượi dưới bóng của những tán điều, cao su xanh tốt, ông Lách hào hứng nói: “Chia đất cho các con trai khi lập gia đình ra ở riêng, vợ chồng tôi còn khoảng 3 ha, gồm 2 ha cao su, 1 ha điều, trung bình mỗi năm cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng”.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ở cương vị Chi hội trưởng cựu chiến binh ấp Sóc Dày, ông Lách luôn gương mẫu, đi đầu trong tuyên truyền, vận động hội viên, người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của hội, địa phương phát động. Ông nhiều lần góp công và ủng hộ từ 1-3 triệu đồng để lắp cống thoát nước, làm đường dẫn vào khu dân cư.
Ông Nguyễn Xuân Thủy, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Phước An đánh giá: “Thương binh Điểu Cà Lách là một trong những hội viên làm kinh tế giỏi. Hằng năm, ông Lách đều được ban chấp hành hội biểu dương, khen thưởng”. Sự phấn đấu, nỗ lực của ông được ghi nhận bằng lòng tin và sự yêu mến của người dân. Ông được UBND huyện Hớn Quản tặng giấy khen đạt danh hiệu “Công dân kiểu mẫu” các năm 2004, 2008, 2011.
Tỷ Huỳnh