Đảm bảo chất lượng trong quá trình triển khai
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến khởi động triển khai gói thầu ngày 25/8,Ứngdụngtrítuệnhântạotronghỗtrợngườinộpthuếbóng đá kết quả vô địch tây ban nha ông Nguyễn Minh Ngọc - Phó Giám đốc thường trực Ban Quản lý dự án Hỗ trợ hiện đại hóa hệ thống thuế (RARS) của Tổng cục Thuế cho biết, đây là dự án có tính chất tiên phong nghiên cứu và từng bước áp dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ công tác hỗ trợ người nộp thuế. Hướng đi này phù hợp với chủ trương xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chuyển đổi sang mô hình Chính phủ số và định hướng phát triển của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
Theo ông Ngọc, mặc dù có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự tham gia tích cực của các đơn vị liên quan trong việc hiện đại hóa công tác hỗ trợ người nộp thuế, tuy nhiên dự án cũng gặp thách thức do thời gian triển khai công việc mới trong thời gian ngắn (12 tháng), đặc biệt diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, điều đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, đề nghị Công ty CP tin học Lạc Việt - đơn vị triển khai bám sát kế hoạch đã đề ra để đảm bảo về tiến độ và chất lượng theo yêu cầu.
Nói về sự cần thiết áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hỗ trợ người nộp thuế, ông Lê Duy Minh - Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 lây lan như hiện nay, thì yêu cầu hiện đại hóa công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế càng trở nên cấp thiết.
“Chúng ta phải có một hệ thống hỗ trợ người nộp thuế hiện đại, để vừa giảm tải cho cơ quan thuế, đồng thời cũng giúp cho công tác phòng, chống dịch tốt nhất. Hiện nay TP. Hồ Chí Minh đang thực hiện giãn cách, việc giải quyết thủ tục hành chính chủ yếu là thủ tục hoàn thuế bằng phương thức điện tử nhằm giải quyết kịp thời cho doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn. Chính vì vậy, đây là thời điểm thích hợp nhất để đánh giá lại hệ thống, cũng như hướng phát triển trong thời gian tới. Chúng tôi sẽ tạo điều kiện tối đa để nhà thầu có thể tiến hành khảo sát, đánh giá và triển khai dự án” - ông Minh nói.
Áp dụng công nghệ của các nước tiên tiến
Theo đại diện Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, hiện nay người nộp thuế đang kết nối với cơ quan thuế theo 3 cách: Gọi điện đến cơ quan thuế, trực tiếp đến cơ quan thuế đề nghị hỗ trợ, gửi văn bản đến cơ quan thuế, sau đó cơ quan thuế có văn vản trả lời. “Theo cách thức hiện nay mất khá nhiều thời gian, gây áp lực cho ngành Thuế. TP. Hồ Chí Minh là thành phố lớn, đông dân và tập trung doanh nghiệp với đủ loại hình. Nếu triển khai thành công việc hiện đại hóa công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế tại TP. Hồ Chí Minh, sẽ giúp cho ngành Thuế triển khai thành công cho các địa phương khác” - ông Minh nói.
Trước thực tế trên đây, lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho rằng, việc kết nối và sử dụng công nghệ xử lý để trả lời tự động người nộp thuế hiện nay phù hợp với bối cảnh nền công nghiệp 4.0 và phù hợp với hướng đi của các đơn vị trong ngành. “Hiện lượng người nộp thuế hỏi, hoặc gửi đến cho cơ quan thuế rất nhiều, nhất là tuần lễ cao điểm quyết toán thuế, hoặc vào kỳ khai thuế. Do lượng câu hỏi, cũng như các ý kiến thắc mắc rất lớn, nên đôi khi công chức thuế phải làm việc như một cái máy. Vì cùng một nội dung, nhưng người nộp thuế hỏi đi hỏi lại rất nhiều và cán bộ thuế lại trả lời lại, như thế rất mất thời gian. Do đó, nếu hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn thiện, có kết nối xử lý trả lời tự động thì rất hữu ích” - ông Minh chia sẻ.
Ở góc độ chi cục thuế, ông Phan Văn Dũng - Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận 1 (TP. Hồ Chí Minh) cho biết, hiện nay việc tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện chủ yếu bằng hình thức điện tử. Hiện số người nộp thuế thắc mắc về chính sách thuế không nhiều, tuy nhiên số lượng người nộp thuế ngày càng đông lên, yêu cầu của doanh nghiệp về chính sách thuế cũng nhiều lên, do đó việc đưa công nghệ thông tin vào hỗ trợ công tác tuyên tuyền hỗ trợ người nộp thuế là rất cần thiết.
Tuy nhiên, ông Dũng cũng nhấn mạnh, việc phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu tri thức hỗ trợ người nộp thuế phải đảm bảo tính hiện đại, phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. “Đề nghị có sự tìm hiểu kinh nghiệm của các nước tiên tiến, từ công nghệ cho đến quy trình thực hiện để học tập và đề xuất cho Việt Nam. Khi có công nghệ, quy trình rồi thì thực hiện đào tạo cho công chức thuế, cũng như người nộp thuế để nâng cao trình độ của cơ quan thuế và cả người nộp thuế” - ông Dũng nói.
Ông Hà Duy An - Đại diện Công ty CP tin học Lạc Việt - đơn vị tư vấn cho biết, trong quá trình triển khai cũng có tìm hiểu kinh nghiệm một số nước có hệ thống pháp luật về thuế hiện đại, tương đồng với Việt Nam như: Úc, Singapore. “Chúng tôi đã nghiên cứu về công tác quản lý thuế của các nước và thấy rằng, Úc và Singapore có chính sách sách thuế khá tương đồng với Việt Nam, họ cũng có các luật về thuế, hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành và các quy trình, thủ tục kèm theo. Do đó, khi triển khai chúng tôi cũng tham khảo mô hình này, nhưng đảm bảo phù hợp với thực tế của Việt Nam” - ông An nói.
Sẽ triển khai thí điểm tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh Theo kế hoạch triển khai, việc tư vấn nghiên cứu phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu tri thức hỗ trợ người nộp thuế sẽ được thực hiện trong vòng 12 tháng, được chia thành 6 giai đoạn, bao gồm: khảo sát, đánh giá, phân tích quy trình hỗ trợ người nộp thuế cũng như hạ tầng công nghệ thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu, thiết kế trang thông tin hỗ trợ người nộp thuế để tra cứu; quy trình cập nhật cơ sở dữ liệu; tích hợp cơ sở dữ liệu trả lời tự động hỗ trợ người nộp thuế thông qua ứng dụng chatbot trên website và điện thoại thông minh; thực hiện thí điểm tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh. |
Nhật Minh