【bxh tay ban nha 2】Lạm phát năm 2023 được kiểm soát dưới ngưỡng Quốc hội cho phép
时间:2025-01-11 04:26:12 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
Còn nhiều dư địa kiểm soát lạm phát,ạmphátnămđượckiểmsoátdướingưỡngQuốchộichophébxh tay ban nha 2 cơ hội điều chỉnh giá dịch vụ thiết yếu Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát Giám sát chặt thị trường, để chủ động kiểm soát lạm phát Còn dư địa nhưng phải thận trọng kiểm soát lạm phát cuối năm |
Kiểm soát lạm phát trong bối cảnh thế giới biến
CPI tháng 10/2023 chỉ tăng 0,08% so với tháng trước đó, tăng 3,59% so với cùng kỳ năm trước là nhân tố quan trọng khiến CPI bình quân 10 tháng năm 2023 chỉ tăng 3,2%. Đây là cơ sở để tin rằng, lạm phát năm nay sẽ được kiểm soát dưới ngưỡng Quốc hội cho phép là 4,5%.
So với tháng trước, trong tháng 10 vừa qua vẫn có 9 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá. Mặc dù chỉ có 2 nhóm giảm giá, nhưng đã có tác động làm giảm chỉ số giá tiêu dùng trong tháng này. Đó là: Nhóm giao thông giảm 1,51%, làm CPI giảm 0,15%. Nguyên nhân chủ yếu là do giá xăng giảm 4,59%, giá dầu diezel giảm 0,73%. Ngoài ra, giá thịt lợn (chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu hàng ngày của người dân) giảm 1,41%, làm CPI giảm 0,05%.
Đảm bảo chỉ tiêu kiểm soát lạm phátTrên cơ sở đánh giá diễn biến lạm phát 10 tháng năm 2023, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá quý III/2023, các bộ, ngành đã thống nhất đánh giá mục tiêu kiểm soát CPI trong năm 2023 dự kiến ở mức từ 3,2-3,6%. Nếu không có những biến động quá bất thường thì Chính phủ sẽ đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kiểm soát lạm phát do Quốc hội đề ra. |
Như vậy, xăng dầu tác động rất lớn tới sự biến động của CPI. Mặc dù trong chi tiêu, mặt hàng xăng dầu chỉ chiếm 1,5% tổng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, cá nhân, nhưng đây lại là đầu vào của rất nhiều ngành sản xuất, kinh doanh, vì vậy chiếm tỷ trọng khá lớn trong rổ hàng hóa tính CPI. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, khi giá xăng dầu tăng/giảm 10%, sẽ tác động làm CPI tăng/ giảm 0,36%.
Theo ông Phạm Văn Bình - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá Bộ Tài chính, có được những thành quả trên là do sự kịp thời, quyết liệt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự hoạt động hiệu quả của Ban Chỉ đạo điều hành giá và Bộ Tài chính là thường trực, cũng như sự tham mưu, phối hợp nhịp nhàng của các bộ, ngành, địa phương.
Đáng chú ý, Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát trong bối cảnh thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động. Trong năm 2023, thị trường thế giới chịu tác động đan xen bởi nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội; tình hình thế giới tiếp tục có những biến động phức tạp, khó lường.
Bên cạnh đó, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine, giữa Israel và Hamas chưa có dấu hiệu suy giảm; nhiều nước có lãi suất ở mức cao; tiêu dùng và các hoạt động kinh tế suy giảm trên tại một số quốc gia, lạm phát toàn cầu có xu hướng tăng chậm lại tuy vẫn ở mức cao...
Giá xăng, điện có ảnh hưởng tới CPI?
Giá điện được điều chỉnh tăng 4,5% từ ngày 9/11, nhiều ý kiến lo ngại sẽ ảnh hưởng tới lạm phát. Trả lời báo chí vừa qua, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng đến các ngành sản xuất, giá nguyên liệu đầu vào. Ước tính tăng giá điện sẽ làm tăng chỉ số CPI khoảng 0,035%.
Cùng với giá điện, xăng dầu - mặt hàng là đầu vào của nền kinh tế, mới đây cũng khiến dư luận lo lắng khi có nhiều chuyên gia kinh tế và định chế tài chính trên thế giới dự báo, cuộc chiến ở Trung Đông sẽ đẩy giá xăng dầu lên 140 - 150 USD/thùng. Dù vậy, hiện nay giá xăng dầu thế giới vẫn trồi sụt. Về dài hạn, xăng dầu tiếp tục xu hướng tăng. Tuy nhiên, theo dự đoán của giới chuyên gia, giá dầu thô sẽ vào khoảng trên dưới 100 USD/thùng.
Giá cả nhiều mặt hàng ổn định giúp cho mục tiêu kiểm soát lạm phát cuối năm. Ảnh: TL |
Vì vậy, cũng không quá lo ngại giá xăng dầu, giá điện ảnh hưởng tới CPI. Các kịch bản điều hành giá đã được cơ quan quản lý nhà nước dự báo và có phương án điều hành cụ thể. CPI sẽ trong tầm kiểm soát, phấn đấu thấp hơn mức Quốc hội giao.
Đại diện Cục Quản lý giá cũng cho biết, trong công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng qua, đã có sự phối hợp linh hoạt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ: thực hiện giảm thuế, phí hiệu quả, giảm lãi suất, giữ tỷ giá cơ bản không biến động lớn giúp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tích cực cho phục hồi tăng trưởng và kiểm soát lạm phát. Đối với giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý cũng được điều hành ở mức hợp lý. Đây cũng là tiền đề để kiểm soát lạm phát cả năm theo mục tiêu.
Theo ông Phạm Văn Bình, trong 2 tháng cuối năm, công tác quản lý, điều hành giá sẽ tiếp tục được triển khai quyết liệt theo đúng ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá.
Theo đó, Chính phủ sẽ bám sát kịch bản điều hành giá đã đề ra, điều chỉnh linh hoạt khi có những biến động bất thường. Đồng thời, ban chỉ đạo tiếp tục sử dụng linh hoạt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới; diễn biến giá cả, cung cầu trong nước các mặt hàng thiết yếu, chủ động trong công tác phân tích, dự báo giá thị trường.
Đối với các mặt hàng nhà nước quản lý, các dịch vụ công: tiếp tục theo dõi, rà soát tham số đầu vào, đánh giá bối cảnh, tác động, mức độ và liều lượng điều chỉnh phù hợp để đảm bảo kiểm soát lạm phát cả năm. Để thực hiện tốt công tác quản lý giá, vai trò của các bộ, ngành, địa phương là vô cùng quan trọng. Cần chủ động và linh hoạt trong công tác quản lý, điều hành giá, bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo điều hành giá theo các lĩnh vực, phạm vi được phân công.
CPI bình quân năm 2024 khoảng 4 - 4,5% là hợp lý Năm 2024, Quốc hội quyết định tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân khoảng 4 - 4,5%. Hiện còn dư địa cho việc điều chỉnh các loại giá dịch vụ do Nhà nước quản lý trong những tháng cuối năm, nhưng theo các chuyên gia, cần quyết định mức độ và thời điểm điều chỉnh hợp lý, phù hợp, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế. Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đã cận kề, nhu cầu chi tiêu, mua sắm, đi lại của xã hội tăng mạnh, vì thế, các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Việc kiểm soát lạm phát năm 2023 sẽ tạo dư địa cho năm 2024. Phát biểu trước Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, có nhiều yếu tố thuận lợi tác động đến lạm phát năm 2024. Cụ thể, như: lạm phát quốc tế có dấu hiệu hạ nhiệt và dự báo chậm lại, qua đó hạn chế áp lực “lạm phát nhập khẩu” đối với chi phí sinh hoạt và sản xuất ở Việt Nam. Bên cạnh đó, niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào sự kiên định của Chính phủ trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát được củng cố sau nhiều năm hoàn thành tốt mục tiêu lạm phát cũng là yếu tố thuận lợi. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chính phủ cũng đã lường trước các thách thức, trong đó có áp lực lớn từ việc điều chỉnh giá các mặt hàng nhà nước quản lý (điện, giáo dục, y tế) sau gần 4 năm trì hoãn hoặc chưa thực hiện hết trong năm 2023 và sẽ được tiếp tục điều chỉnh trong năm 2024. Tốc độ tăng CPI bình quân năm 2024 khoảng 4 - 4,5%, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, đây là mức lạm phát hợp lý để duy trì trạng thái chính sách tiền tệ hỗ trợ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 (dự kiến khoảng 6 - 6,5%), đồng thời đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Chỉ tiêu này cũng thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc duy trì ổn định lạm phát như các năm trước, mặc dù áp lực lạm phát gia tăng, từ đó ổn định kỳ vọng lạm phát. |
猜你喜欢
- Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
- Thận trọng khi mua sâm Ngọc Linh
- Thi tốt nghiệp 2014: Những lưu ý trước khi bước vào phòng thi
- Danh sách đề nghị phong Anh hùng năm 2014
- Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- Tin mới nhất Ucraina 26/4: Chiến tranh thế giới thứ 3?
- Thi tốt nghiệp THPT 2014: Có thể được thay đổi môn thi tự chọn
- Máy bay MH370 đã bị bắn nhầm trong cuộc tập trận?
- Nhận định, soi kèo Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1: Thất vọng cửa trên