【bang xep hang bong da chau au】Cần cú hích cho đội tuyên truyền lưu động

[Ngoại Hạng Anh] 时间:2025-01-09 23:53:15 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín 点击:65次

Đội tuyên truyền lưu động lúc nào cũng là cánh tay đắc lực trong công tác tuyên truyền ở địa phương. Tuy nhiên thời gian qua,ầnchchchođộituyntruyềnlưuđộbang xep hang bong da chau au lực lượng tuyên truyền viên này không chỉ giảm về số lượng mà còn già về tuổi tác.

Mỗi lần mở đợt tuyên truyền hay tham gia hội thi, lực lượng cộng tác viên được khai thác tối đa, tạo nên sự đa dạng, nhiều màu sắc…

Đa năng là điều tiên quyết để đội viên của đội tuyên truyền lưu động trụ được. Vì thế, tìm được một người không phải dễ. Ông Phạm Thành Chung, Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: “Do đặc thù của tuyên truyền miệng, nên cần một người đa năng. Còn nhớ, khi mới chia tách tỉnh, một thời gian rất dài chúng tôi không tuyển được một diễn viên nào cho đội. Bởi yêu cầu đòi hỏi cao, mà thù lao ít. Tìm được người biết hát thì không biết múa, tuyên truyền hoặc ngược lại…”. Hiện giờ, Đội tuyên truyền lưu động của Trung tâm Văn hóa tỉnh có 9 thành viên, một lực lượng hùng hậu nhất và một người có thể làm được nhiều công việc khác nhau, đáp ứng tương đối nhu cầu tuyên truyền trong từng thời điểm. Có được điều này là do họ đã trải qua khoảng thời gian dài thử thách. Hiện tại, lãnh đạo trung tâm vẫn đang kiếm tìm và chọn những người đủ tiêu chuẩn để bổ sung, nhưng rất khó. Đó là ở tỉnh, còn hệ thống trung tâm huyện, thị, thành trong tỉnh, số lượng thành viên của đội càng ít hơn. Hiện tại, mỗi đội dao động từ 3-5 người. Ông Huỳnh Thanh Bình, Đội trưởng Đội tuyên truyền lưu động huyện Châu Thành A, cho biết, đội chỉ có 4 người, nên mỗi người phải biết nhiều việc, có thể hát nhạc, cổ, diễn kịch, tuyên truyền miệng, cũng có thể biết đàn, phối, dàn dựng, viết kịch bản… Càng biết nhiều, càng có lợi thế. Thế nhưng, khi vào cao điểm tuyên truyền, cũng như thời điểm này, thì lực lượng này sẽ không thể đáp ứng, buộc phải tìm cộng tác viên. Vì thế, đơn vị nào cũng tranh thủ tìm kiếm lực lượng cộng tác viên cho riêng mình để mỗi khi tham dự hội thi, hội diễn hay ra quân những đợt tuyên truyền, có đủ lực lượng để xây dựng chương trình phục vụ đạt yêu cầu.

Mỗi năm, tùy theo đội của tỉnh hay huyện, thị, thành, phải xây dựng ít nhất 4 kịch bản tuyên truyền lưu động và trên 100 buổi biểu diễn. Mà mỗi đội chỉ có vài người, lúc nào cũng trong tâm thế phải tìm người. Trong khi mức bồi dưỡng cho lực lượng diễn viên, cộng tác viên dao động từ 60.000-120.000 đồng cho một buổi tập, biểu diễn ở đội cấp tỉnh. Còn ở cấp huyện, thị, thành thì bằng khoảng 70% số này. Đó chỉ là con số cứng nhắc, trong khi để giữ lực lượng cộng tác viên, thì một buổi tập, biểu diễn, có đơn vị phải trả cao hơn, lên đến 150.000 đồng/buổi. Ông Huỳnh Thanh Tùng, Đội trưởng Đội tuyên truyền lưu động thành phố Vị Thanh, chia sẻ, kinh phí luôn là vấn đề đau đầu. Bởi khi xây dựng một chương trình, chúng tôi đã dự trù luôn phần thù lao cho lực lượng cộng tác viên, nhưng khi được duyệt, ít khi nào đúng kế hoạch, mà luôn ít hơn, nên nhiều khi, mọi thứ đã làm hoàn chỉnh hết, mà kinh phí không đủ cũng phải chịu. Ông Tùng cho biết thêm: “Người ít, mà chương trình cần lực lượng đông, nên phải nuôi lực lượng cộng tác viên, nếu mình trả thấp, việc mất đội ngũ này là chuyện thường, vậy thì làm sao có chương trình hiệu quả, chất lượng”… Ngoài khó khăn về chế độ thù lao, đội còn cần lực lượng viết kịch bản, nhưng trong toàn tỉnh hiện nay, lực lượng này chỉ đếm trên đầu ngón tay, có nơi không có người viết, nên phải thuê, mướn. Thành viên đội đa phần lớn tuổi, đã quen nhẵn với người dân. Và, đặc biệt là thu nhập cũng không cao do đặc thù nghề nghiệp, nên mỗi người cũng phải tìm cách “chạy show” để có thể trang trải cuộc sống...

Ông Dương Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, cho biết, tất cả những khó khăn của đội, ngành đều nhìn thấy. Từ năm nay, chế độ bồi dưỡng cho việc tập luyện, biểu diễn đã tăng, chứ trước đây chỉ vài chục ngàn. Điều này cũng đã thể hiện sự quan tâm chia sẻ và thấu hiểu công việc của ngành. Phải nhìn nhận rằng, đội đang ngày một già đi, vì đa phần đã có trên 10 năm trong nghề, có người trên dưới 30 năm. Nhưng còn trụ được là những hạt nhân kỳ cựu và thật sự đa năng. Việc xin thêm biên chế là điều không thể. Nên định hướng của ngành chính là sử dụng lực lượng cộng tác viên. Đây sẽ là lực lượng trẻ, đầy sức sống và đa dạng, là nguồn để chọn lựa thay thế, tạo nên một lực lượng kế thừa sau này. Bên cạnh đó, ngành sẽ nghiên cứu để mở những lớp tập huấn chuyên sâu về kịch bản tuyên truyền lưu động, tạo điều kiện cho đội tuyên truyền lưu động được đi giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau với các tỉnh, thành có phong trào mạnh. Không thể thay đổi nhanh chóng để tạo nên chất lượng cho một chương trình, mà là sự thay đổi, nâng chất dần, đồng thời khai thác tối đa lực lượng cộng tác viên. Cùng với đó, ngành còn chỉ đạo củng cố hệ thống CLB văn nghệ, đờn ca tài tử tuyến cơ sở, để mỗi khi có đợt tuyên truyền, đội của tỉnh, huyện sẽ kết hợp với địa phương tuyên truyền, để cùng xây dựng một chương trình hoàn chỉnh, với phương châm vừa là diễn viên, cũng vừa là khán giả, để không chỉ cải thiện từng bước chương trình tuyên truyền, mà còn thu hút lượng khán giả đến xem…

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接