【kèo đồng banh là gì】Gia Lai: Hơn 1.200 vụ vi phạm về hàng giả, gian lận thương mại, buôn lậu bị phát hiện và xử lý

Kiểm soát tốt thị trường nội địa

Năm 2020,ơnvụviphạmvềhànggiảgianlậnthươngmạibuônlậubịpháthiệnvàxửlýkèo đồng banh là gì Cục QLTT tỉnh Gia Lai đã kiểm tra 1.807 vụ, xử lý 1.232 vụ vi phạm với tổng số tiền xử phạt hơn 6 tỷ đồng. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm là gần 2,65 tỷ đồng, tăng tới 30,69% so với năm 2019.

Gia Lai: Hơn 1.200 vụ vi phạm về hàng giả, gian lận thương mại, buôn lậu bị phát hiện và xử lý

Trong đó, đã tiêu hủy một lượng lớn hàng hóa vi phạm tổng giá trị hơn 400 triệu đồng; trị giá hàng hóa tang vật vi phạm chưa xử lý hơn 1,6 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (buộc tiêu hủy hoặc biện pháp khác) gần 590 triệu đồng.

Đối với các mặt hàng nổi cộm như thuốc lá, xăng dầu, phân bón, dược phẩm, mỹ phẩm,…, Cục QLTT Gia Lai đã tập trung tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm với giá trị hàng hóa lớn. Như phát hiện, xử lý 88 vụ vi phạm về vận chuyển, kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, xử phạt số tiền hơn 620 triệu đồng; xử lý 12 vụ vi phạm về kinh doanh xăng dầu, xử phạt và truy thu hơn 452 triệu đồng, tước quyền sử dụng 4 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu 1 tháng và tước quyền sử dụng 2 giấy chứng nhận đủ đăng ký kinh doanh (ĐKKD) xăng dầu 2 tháng; xử phạt 55 vụ vi phạm về phân bón, thu xử phạt gần 136 triệu đồng; xử lý 14 vụ kinh doanh mỹ phẩm nhập lâu, hàng giả… xử phạt gần 139 triệu đồng; phát hiện và xử lý 157 vụ vi phạm về kinh doanh dược phẩm, xử phạt số tiền hơn 586 triệu đồng, 2 vụ vu phạm phức tạp đã chuyển hồ sơ sang Cục C03 Bộ Công an thụ lý.

Ngoài ra, trong thời gian cao điểm dịch Covid-19, lực lượng QLTT Gia Lai đã kiểm soát, giám sát chặt thị trường mặt hàng khẩu trang, xử phạt tổng số tiền gần 131,7 triệu đồng đối với các hành vi về vận chuyển, kinh doanh khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ.

Ngoài hoạt động kiểm tra chuyên ngành, Cục QLTT Gia Lai đã chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng, đặc biệt là lực lượng công an tại các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh kiểm tra và xử lý nhiều vụ việc vi phạm trong các lĩnh vực như an toàn thực phẩm, kiểm tra thuốc lá điếu điện tử, truy quét lâm tặc,…

Ông Đinh Văn Hà - Phó Cục trưởng Cục QLTT Gia Lai cho biết, mặc dù không phải là tỉnh có điểm nóng về buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc nhưng các hành vi về buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, hành vi vi phạm về thương mại điện tử vẫn diễn ra với nhiều phương thức, thủ đoạn khá tinh vi. Hàng cấm được các đối tượng xé lẻ, vận chuyển bằng xe gắn máy, xe khách, tại cơ sở kinh doanh thì hàng được cất giấu trong khu vực nhà ở, kho chứa nhằm che mắt cơ quan chức năng. Đối với hàng lậu thì được hợp thức hóa bằng hóa đơn xoay vòng. Hàng giả được bày bán chung với hàng thật hoặc được bày bán công khai vì hàng hóa được giả tinh vi, nhìn như hàng thật, rất khó phân biệt.

“Với sự chỉ đạo thường xuyên của Tổng cục QLTT, UBND tỉnh, bằng các biện pháp nghiệp vụ, sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng, Cục QLTT Gia Lai đã thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm, nhất là những vấn đề nóng, nổi cộm trên thị trường, hoàn thành nhiệm vụ là lực lượng chủ công kiểm soát thị trường nội địa”, ông Hà nói.

Gia Lai: Hơn 1.200 vụ vi phạm về hàng giả, gian lận thương mại, buôn lậu bị phát hiện và xử lý
Cục QLTT Gia Lai tiêu hủy hàng hóa vi phạm

Nỗ lực giám sát, phát hiện vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Trong tổng số các vụ vi phạm bị lực lượng QLTT Gia Lai phát hiện năm 2020, vi phạm về nhãn hàng hóa vẫn chiếm phần lớn tỷ lệ với 512 vụ vi phạm, số tiền thu phạt hơn 1,76 tỷ đồng. Số vụ vi phạm về kinh doanh hàng cấm vẫn còn nhiều (90 vụ) với số tiền xử phạt 742 triệu đồng.

Nổi lên trong hoạt động kiểm tra giám sát thị trường năm 2020 đó là nỗ lực giám sát, phát hiện vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.

Do đặc thù hoạt động kinh doanh này là thực hiện buôn bán qua mạng internet, vì vậy, việc theo dõi, kiểm tra và xử lý vi phạm rất khó khăn.

Các cơ sở kinh doanh truyền thống thường phải có một số điều kiện nhất định như đăng ký kinh doanh, đăng ký điểm bán hàng, kho chứa hàng hóa… Trong khi, ở các cơ sở kinh doanh trực tuyến thì khó kiểm soát được khâu này do các cá nhân, tổ chức dễ dàng lập một tài khoản mạng xã hội trên facebook hay zalo để hoạt động thương mại điện tử, đa phần các cá nhân, đơn vị kinh doanh này không có thông tin cụ thể, việc giao hàng thông qua dịch vụ vận chuyển nên khó nắm bắt quy luật hoạt động và khó phát hiện xử lý.

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, việc kinh doanh bằng website thương mại điện tử bán hàng không nhiều, chủ yếu dùng để trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Trong năm 2020, bằng nhiều nỗ lực thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, Cục QLTT tỉnh đã trinh sát hoạt động bán hàng trên trạng mạng xã hội Zalo, Facebook. Qua đó, phát hiện nhiều vụ việc kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Cụ thể, kiểm tra: 36 vụ, vi phạm: 20 vụ, phạt tiền: 407.100.000 đồng. Trị giá hàng hóa vi phạm: 534.659.000 đồng. Hàng hóa vi phạm gồm quần áo, túi xách, mắt kính, mỹ phẩm các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ; đồng hồ, nước hoa giả nhãn hiệu các loại,…

Trong đó, điển hình là vụ theo dõi và kiểm tra đột xuất 2 địa điểm bán hàng theo hình thức livestream trên facebook ngày 25/3/2020. Cụ thể, Cục QLTT Gia Lai đã kiểm tra đột xuất 2 địa điểm tại 6 Mạc Đĩnh Chi và 272b Phan Đình Phùng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đang phát video trực tiếp để bán hàng. Qua kiểm tra phát hiện hàng nghìn sản phẩm tiêu dùng gồm túi xách, áo khoác, nước hoa, mắt kính… các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng. Cục QLTT Gia Lai đã xử phạt 2 đối tượng chủ sở hữu 2 trang bán hàng với tổng số tiền gần 60 triệu đồng, tịch thu toàn bộ tang vật.

Năm 2021, dự báo tình hình buôn bán hàng cấm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn sẽ phức tạp đối với các mặt hàng như: thuốc lá ngoại nhập lậu, xăng dầu, thực phẩm, nước giải khát, hàng điện tử, đồ gia dụng,… Cục QLTT Gia Lai sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp đấu tranh phù hợp với từng thời điểm nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt các lĩnh vực hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử và các mặt hàng thuốc lá, thực phẩm, mỹ phẩm, phân bón, xăng dầu,... Ngoài ra, sẽ phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng để kiểm tra, xử lý các vi phạm; phổ biến tuyên truyền pháp luật cho người dân, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp…

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
下一篇:Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng