【keo nha cai2】Thống nhất tên gọi Luật Đầu tư, quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

时间:2025-01-27 22:16:32来源:88Point 作者:World Cup

DNNN

Ảnh minh họa

>> Khắc phục hạn chế trong quản lý,ốngnhấttêngọiLuậtĐầutưquảnlývốnnhànướcđầutưtạidoanhnghiệkeo nha cai2 đầu tư vốn Nhà nước

Cuối tuần trước, Chính phủ đã tổ chức phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3/2014. Tại Nghị quyết phiên họp được ban hành sau đó, Chính phủ đã nhất trí đề nghị Quốc hội đổi tên dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, thành dự án Luật Đầu tư, quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để phù hợp với phạm vi điều chỉnh và nội dung của dự án Luật.

Đây là dự án Luật mới được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; luật hóa một số quy định hiện hành của Chính phủ để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở giải quyết các vấn đề bất cập trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa các DNNN và quản lý có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNNN.

Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Bộ KH-ĐT và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật.

Trước đó, theo tờ trình của Bộ Tài chính – cơ quan được ủy quyền chịu trách nhiệm biên soạn dự thảo Luật theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, việc điều chỉnh tên gọi của dự thảo Luật nhằm tránh trùng lặp giữa các Luật hiện hành, và để có cơ sở tập trung điều chỉnh những vấn đề, những nội dung pháp lý còn thiếu...

Cụ thể theo Bộ Tài chính, có 4 vấn đề cần điều chỉnh, gồm:

Thứ nhất,theo tên gọi của dự án Luật là “Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh”, dự án Luật sẽ phải điều chỉnh toàn bộ quá trình sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của DN. Trong khi đó, có một số nội dung đã được quy định tại các Luật khác như mua sắm đầu thầu tài sản cố định đã được điều chỉnh tại Luật Đấu thầu, chi phí DN đã được điều chỉnh bởi Luật thuế và các văn bản hướng dẫn, về hạch toán kế toán được điều chỉnh bởi Luật Kế toán... Đầu tư vào hoạt động đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã và nhiều tổ chức khác có sử dụng nguồn ngân sách đã được điều chỉnh bởi Luật Ngân sách nhà nước và các luật khác có liên quan.

Thứ hai,tên gọi của dự án Luật như được giao sẽ không thể hiện đầy đủ các nội dung cần điều chỉnh, bởi thiếu sự quản lý đối với quá trình “đầu tư vốn nhà nước để hình thành tài sản của doanh nghiệp”; đồng thời, không bao quát được các mục tiêu của hoạt động đầu tư vốn nhà nước.

Thứ ba,đối tượng sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh theo tên gọi của dự án Luật được giao có phạm vi rất rộng, nhưng lại không đầy đủ so với thực tế quản lý. Hiện nay, vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh không chỉ chủ yếu thông qua DN mà còn thông qua các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã và nhiều tổ chức khác…

Vì vậy, việc đưa các chủ thể này vào đối tượng áp dụng Luật sẽ rất rộng, không khả thi và nảy sinh nhiều bất cập:

Đại diện chủ sở hữu Nhà nước không trực tiếp sử dụng vốn để sản xuất, kinh doanh; việc sử dụng vốn nhà nước để hoạt động sản xuất, kinh doanh phải thông qua chủ thể là doanh nghiệp.

Mục tiêu đầu tư vốn của Nhà nước chủ yếu vào những ngành, lĩnh vực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích, đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho xã hội, trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng. Hoạt động này không phải là kinh doanh, không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng phải thực hiện thông qua doanh nghiệp.

Thứ tư,Việt Nam khi gia nhập WTO, trong đó cam kết đối với khu vực DNNN là tất cả các DNNN phải hoạt động theo cơ chế thị trường; Chính phủ không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN; không coi mua sắm của DNNN là mua sắm công.

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng dự án Luật, Bộ Tài chính nhận thấy 2 nhóm vấn đề cần thiết phải được làm rõ khi xác định phạm vi điều chỉnh của Luật này, gồm: việc đầu tư vốn của Nhà nước vào doanh nghiệp và việc quản lý vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp. Trong đó việc sử dụng vốn nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh là quyền hạn, trách nhiệm của đối tượng tiếp nhận vốn đầu tư của Nhà nước.

Vì vậy, để tránh trùng lặp giữa các Luật và để có cơ sở tập trung điều chỉnh những vấn đề, những nội dung pháp lý còn thiếu; trên cơ sở tiếp thu ý kiến nhiều Bộ ngành, Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, điều chỉnh tên gọi của Luật là “Luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp”./.

Dự thảo Luật bao gồm 6 Chương, 54 Điều quy định việc đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và giám sát các hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

Theo đó, Luật tập trung điều chỉnh việc đầu tư, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (bao gồm cả việc doanh nghiệp này sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp), quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác thông qua người đại diện.

Bộ Tài chính cho biết, quy định phạm vi điều chỉnh như trên sẽ thống nhất, không chồng chéo, đảm bảo tính đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành. Phù hợp với nguyên tắc chung về việc sử dụng vốn đầu tư của nhà nước.

Hoàng Lâm

相关内容
推荐内容