Thiếu hụt nguồn lao động đang là khó khăn nổi cộm của ngành dệt may. Ảnh: N.Thanh. Bán hàng tại Mỹ bằng thương hiệu Việt Ông Thân Đức Việt,ệpdệtmaychậtvậtbứtphábảng xếp hạng giải vô địch mexico Phó Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho hay: Trải qua nhiều năm, May 10 phát triển lớn mạnh, song vẫn chỉ làm hai sản phẩm chính là sơ mi và veston. DN sản xuất tới 120.000 bộ veston/ngày. Khi chuyên môn hóa sâu như vậy, DN gặp rủi ro nếu thị trường khó khăn, song chỉ khó khăn trong ngắn hạn. Trong khi đó, chuyên môn hóa giúp DN có thể hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và có được đơn hàng số lượng lớn. Hiện May 10 cũng đã đầu tư máy móc công nghệ chuyên sâu, bước chân vào cách mạng công nghiệp 4.0. “DN đang triển khai 4.0 ở từng công đoạn. Ví dụ, trước đây, mỗi một chuyền may sơ mi cần 2 thợ đính cúc và 2 thợ thùa. Khi làm máy thùa tự động, một công nhân có thể đứng 3 máy thùa”, ông Việt nói. Hiện nay, tại thị trường nội địa, May 10 sở hữu từ khâu nghiên cứu xu thế đến thiết kế, mua nguyên liệu, sản xuất, làm thương hiệu, xây dựng hệ thống phân phối… Để thúc đẩy việc bán hàng, ông Việt cho hay: Dự kiến ngày 5/1/2018 tới, May 10 sẽ khai trương trang bán hàng online tại Việt Nam. Quá trình chạy thử, DN ghi nhận mỗi ngày có khoảng 100 đơn hàng. Về mặt XK, đáng chú ý, mới đây, DN đã XK được lô hàng đầu tiên sang kho của Amazon. “Tuy lô đầu tiên mới chỉ tiêu thụ được 200-300 sản phẩm, tuy nhiên May 10 đã bán được hàng trên thị trường Mỹ bằng chính thương hiệu của May 10. Toàn bộ sản phẩm bán ra được bảo hộ thương hiệu”, ông Việt nhấn mạnh. Bên cạnh những nỗ lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và kết quả đáng ghi nhận kể trên, theo ông Việt, hiện DN cũng phải đối mặt với khá nhiều khó khăn. Trước hết là giá thuê mặt bằng quá cao cộng với chính sách thiếu ổn định. “Khi các trung tâm thương mại mở ra luôn cố gắng mời May 10 bán hàng. Song khi DN đã quen khách, các đối tác nước ngoài tràn vào đầu tư, muốn thuê mặt bằng với diện tích rộng thì các đơn vị này lại sẵn sàng chấm dứt hợp đồng với May 10. Ngoài khúc mắc chung trong ngành bán lẻ kể trên, DN còn phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng nhái. Có đơn vị vốn làm đại lý của May 10 nhưng vẫn bán hàng nhái, thậm chí khi kết thúc hợp đồng của May 10 rồi vẫn treo biển đại lý. May 10 đã có Fanpage, song lại có fanpage giả thương hiệu… Nhiều trường hợp, DN phải tự đi điều tra, khá mệt mỏi”, ông Việt chia sẻ. Cạnh tranh lao động gay gắt Trong câu chuyện khó khăn của ngành dệt may, ông Trương Văn Cẩm, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng: Thiếu hụt lao động đang là khó khăn nổi cộm. Cạnh tranh lao động diễn ra khá gay gắt với các ngành khác. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, đại diện một số DN dẫn chứng câu chuyện cạnh tranh lao động: Khi khảo sát tại một trường cấp ba ở Thanh Hóa, giữa nhiều chọn lựa, trong đó có lựa chọn đi làm công nhân may và đi làm công nhân Samsung, 39/40 học sinh trong một lớp 12 chọn lựa phương án đi làm công nhân cho Samsung ngay sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Đó là bởi, đi làm cho Samsung dễ dàng nhận ngay mức lương 7-8 triệu đồng/tháng, được xe đưa đón tận nơi… Liên quan tới vấn đề này, ông Cao Hữu Hiếu, Trưởng ban Kỹ thuật Đầu tư, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết thêm: Nhiều địa phương không còn đủ lao động. Bên cạnh đó, đối với các địa phương vùng sâu, vùng xa, phong tục tập quán là yếu tố lớn tác động đến năng suất, chất lượng của ngành. “Tập đoàn Dệt may Việt Nam có một số dự án đầu tư tại các địa phương như Cần Thơ, Bạc Liêu,… dù số lượng lao động không thiếu song ý thức lao động chưa cao. Văn hóa vùng miền gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Cụ thể như, lao động nghỉ việc không xin phép. Thậm chí, sau mỗi đợt nghỉ lễ, tết, Giám đốc DN còn phải đứng cổng chờ công nhân”, ông Hiếu nói. Ngoài khó khăn trong chi phí thuê mặt bằng, ứng phó với nạn hàng giả, hàng nhái hay cạnh tranh nguồn lao động, muốn phát triển bền vững ngành dệt may, sẽ là thiếu sót nếu không đề cập tới khó khăn trong đầu tư xử lý nước thải. Theo ông Hiếu, với ngành dệt may, mỗi một mét vải chỉ thêm chi phí 1.000 đồng để xử lý nước thải thì DN làm ăn chân chính cũng không đủ năng lực cạnh tranh với những DN không xử lý nước thải đàng hoàng. “Trong vấn đề này, đề nghị Nhà nước tăng cường hỗ trợ DN bằng nhiều hình thức hơn nữa”, ông Hiếu bày tỏ. Góp ý kiến vào khó khăn của ngành dệt may cũng như cách tháo gỡ, một số DN kiến nghị: Trong quy hoạch phát triển ngành dệt may giai đoạn tới, Nhà nước nên tập trung hơn vào các vấn đề quy hoạch môi trường, lao động, xử lý tốt nước thải tránh ô nhiễm… Bên cạnh đó, các DN cũng trông đợi sự hỗ của Nhà nước trong tiếp cận, nâng cao công nghệ thời cách mạng 4.0… |