Ba lần điều chỉnh
Được phê duyệt từ năm 2007 theo Hiệp định tín dụng giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàngThế giới (WB) ngày 22/11/2007,óhaykhôngbấtthườngtạiDựánBRTHàNộkết quả trận đấu croatia với 3 hợp phần gồm xe buýt nhanh (BRT); xây dựng đường Vành đai 2 và tăng cường thể chế, Dự ánđã hoàn thành và đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2016 và hiện đang được Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán toàn diện theo đề nghị của chủ đầu tư.
Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai, 3 lần điều chỉnh, thay vì giá trị được phê duyệt ban đầu là 452,42 triệu USD, thì tổng mức đầu tư của Dự án chỉ còn 332,599 triệu USD.
. |
Tại Dự án, có khá nhiều điểm được dư luận quan tâm, nhưng chuyện giá của những chiếc xe buýt BRT đang được đánh giá là “nóng” hơn cả.
Theo ông Phạm Hoàng Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý dự án cho hay, gói thầu đoàn xe được tổ chức đấu thầuquốc tế rộng rãi theo đúng các quy định của Việt Nam và WB.
Liên danh Openasia Equipment Limited - Volvo Bus đã trúng thầu với giá 11.656.061 USD (trong đó đã bao gồm chi phí vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí kiểm tra xe và thuế).
Tuy nhiên, do việc thương thảo, đàm phán hợp đồng với nhà thầukhông thành công, nên Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội đã phải hủy kết quả đấu thầu.
Sau khi hủy thầu và được sự chấp thuận của WB, việc đấu thầu lần 2 đã được thực hiện lại, cách lần thứ nhất 8 tháng. Đơn vị trúng thầu lần này là Liên danh Công ty cổ phần Thiên Thành An và Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải, với giá trị 176,29 tỷ đồng (tương đương 7,9 triệu USD). Giá trị này đã bao gồm chi phí vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí kiểm tra xe và thuế.
Trên thực tế, giá xe buýt BRT do Nhà thầu Công ty Ô tô Trường Hải cung cấp theo quyết định phê duyệt trúng thầu khoảng 5,03 tỷ/xe (trong đó giá xe là 4,91 tỷ/xe, còn lại là các chi phí vận hành, đào tạo lái xe và nộp thuế giá trị gia tăng).
Để đảm bảo cho việc vận hành đoàn xe BRT được thuận lợi, sau khi thống nhất với WB và được UBND TP. Hà Nội chấp thuận, gói thầu đoàn xe đã được phép bổ sung thêm một số hạng mục như hệ thống dây cáp tín hiệu và tủ rack, thiết bị lắp đặt trên xe đảm bảo vận hành cho xe BRT; hệ thống đóng, mở cửa tự động giữa nhà chờ và trên xe (hệ thống này được lắp trên nhà chờ)... với kinh phí khoảng 17,7 tỷ đồng.
Các hạng mục bổ sung này đã được Sở GTVT Hà Nội phê duyệt thiết kế, dự toán và được triển khai lắp đặt trên xe và tại các nhà chờ đảm bảo đưa xe BRT vào vận hành đồng bộ.
Nhà cung cấp xe lên tiếng
Trước thông tin về xe bus sử dụng trong dự án BRT có giá bán 5,03 tỷ đồng, cao hơn hẳn so với mẫu xe khách 47 chỗ đắt nhất Việt Nam hiện nay (Hyundai Universe Nobel 410PS, nhập khẩu mới 100%, đời 2016 có giá 4,2 tỷ đồng/chiếc, đã bao gồm thuế VAT), đại diện Công ty Ô tô Trường Hải cũng đã đưa ra những giải thích khá rõ ràng.