【bong đa truc tuyến】Phát hiện 854 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản
Theáthiệncơsởviphạmantoànthựcphẩmnônglâmthủysảbong đa truc tuyếno Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến nay công tác giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT, chuyển mạnh từ thanh tra chuyên ngành sang thanh tra đột xuất, vì vậy đã kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm thủy sản gặp vướng ở hàng rào kỹ thuật, Bộ NN&PTNT đã nhanh chóng kiểm tra chất lượng các lô hàng nông sản theo yêu cầu từ các nước hoặc các doanh nghiệp.
Cụ thể, Bộ đã tổ chức thành công đợt thanh tra trực tuyến từ xa theo yêu cầu của Cơ quan an toàn thực phẩm và thanh tra Hoa Kỳ-FSIS, duy trì yêu cầu tương đương về hệ thống kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với 13 doanh nghiệp để tiếp tục xuất khẩu cá da trơn Việt Nam vào Hoa Kỳ.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Bộ NN&PTNT đã tích cực đàm phán với các nước, kết quả thêm được 18 doanh nghiệp chế biến thủy sản được phép xuất khẩu sang thị trường Nga, bổ sung thêm 13 doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc.
Bộ đã chỉ đạo các chương trình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ các yếu tố đầu vào, phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên toàn quốc. Sản xuất theo chuỗi liên kết mọi khâu, truy xuất nguồn gốc là giải pháp tốt nhất để đảm bảo chất lượng nông lâm thủy sản hàng hóa, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Tính đến hết tháng 6/2021, cả nước đã có 1.644 chuỗi liên kết sản xuất nông lâm thủy sản. Cả nước cũng đã có 463 nghìn ha cây trồng được chứng nhận VietGAP, có 6.211 doanh nghiệp được chứng nhận sản xuất VietGAP. Trong lĩnh vực chăn nuôi, đến thời điểm này đã có 924 trang trại và 1.249 hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP. Đối với thủy sản, diện tích nuôi trồng thủy sản được cấp chứng nhận VietGAP hiện là 16.991 ha.
Để công tác giám sát an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp đạt kết quả cao, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương cần áp dụng triệt để khoa học, công nghệ 4.0, công nghệ số vào hoạt động quản lý an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản theo chuỗi giá trị. Đồng thời, phải xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, đồng bộ để phục vụ tốt hoạt động quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong đó, cần chú trọng việc xây dựng hệ thống cung ứng thông tin, dữ liệu các cơ sở sản xuất kinh doanh chấp hành tốt quy định về an toàn thực phẩm, dữ liệu những cơ sở vi phạm để hỗ trợ quản lý điều hành công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm.
Cùng với đó, nâng cao khả năng dự báo, lập kế hoạch, tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, giám sát an toàn thực phẩm.
Nội dung thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm gồm: quản lý các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, cơ sở dịch vụ ăn uống từ tuyến tỉnh, huyện đến tuyến xã bằng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin (tên cơ sở, mã số; chủ cơ sở; địa điểm; sản phẩm thực phẩm hoặc loại hình kinh doanh)…. Từ đó, tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu vi phạm.../.
Khánh Linh