【đội hình rb leipzig】Dựng kịch bản đầu tư hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2035 sẽ hoàn thành toàn bộ tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 397,ựngkịchbảnđầutưhệthốngđườngsắtđôthịThủđôđội hình rb leipzig8 km. Trong ảnh: Vận hành thử nghiệm tàu điện tuyến đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: Đức Thanh |
Năm nguyên tắc
UBND TP. Hà Nội vừa có Công văn số 1527/UBND-ĐT gửi Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) xin ý kiến về nội dung Dự thảo Đề án tổng thể Đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô.
“Đây là bản dự thảo được cập nhật đến ngày 14/5/2024 sau khi Tổ công tác xây dựng Đề án, với nòng cốt là Ban Quản lý đường sắt đô thị, hoàn thành việc tiếp thu ý kiến tham gia của các cục, vụ trực thuộc Bộ GTVT, các ban của HĐND TP. Hà Nội; các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế; đại diện các sở, ngành TP. Hà Nội”, ông Dương Đức Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết.
Tại Dự thảo, UBND TP. Hà Nội thống nhất nhận thức về vai trò của đường sắt đô thị, là trục “xương sống” của hệ thống hạ tầng GTVT, góp phần tái cơ cấucác phương thức vận tải của Thành phố theo hướng bền vững, hài hòa, hợp lý; phấn đấu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2035 đạt 50-55%, sau năm 2035 đạt 65-70%.
Mục tiêu của Đề án là xây dựng kế hoạch phân kỳ đầu tư, thứ tự ưu tiên đầu tư, phương án huy động nguồn vốn đến năm 2035 để hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô theo Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt tại Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 (Quy hoạch số 519) và đến năm 2045 để hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị dự kiến điều chỉnh, bổ sung trong các đồ án Quy hoạch chung Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô.
Cụ thể, đến năm 2030, UBND TP. Hà Nội phấn đấu xây dựng, đưa vào khai thác khoảng 96,8/397,8 km (khoảng 24% tổng chiều dài các tuyến đường sắt đô thị theo Quy hoạch số 519); triển khai lập đề xuất chủ trương đầu tư và triển khai thi công xây dựng các tuyến đường sắt đô thị có lộ trình đầu tư trước năm 2035.
Đến năm 2035, hoàn thành thi công xây dựng, đưa vào khai thác khoảng 301/397,8 km (khoảng 76% tổng chiều dài các tuyến đường sắt đô thị); đến năm 2045 sẽ hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị điều chỉnh, bổ sung theo Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô điều chỉnh.
Để đảm bảo mục tiêu trên, UBND TP. Hà Nội cho biết, kịch bản đầu tư hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô được nghiên cứu trên cơ sở 5 nguyên tắc.
Một là, xây dựng kịch bản đầu tư hệ thống đường sắt đô thị trên cơ sở Quy hoạch số 519 và các tuyến đường sắt đô thị dự kiến điều chỉnh, bổ sung trong các đồ án Quy hoạch chung Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô.
Hai là, hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội đảm bảo mục tiêu đặt ra trong Kết luận số 49-KL/TW về định hướng phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo lộ trình phù hợp với khả năng bố trí nguồn vốn của Thành phố, nhưng phải đảm bảo hình thành mạng lưới nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư.
Ba là, tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại khu vực đô thị trung tâm nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng.
Bốn là, ưu tiên đầu tư các tuyến đường sắt đô thị kết nối các đầu mối giao thông của Thành phố như sân bay, ga đường sắt quốc gia đầu mối, các khu đô thị tập trung dân cư.
Năm là, đầu tư hệ thống đường sắt đô thị gắn liền với quá trình tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, tính kế thừa và hiệu quả đầu tư.
“Thứ tự đầu tư sẽ được nghiên cứu, điều chỉnh trong quá trình hoàn thiện Đề án và chuẩn bị đầu tư từng dự án, bảo đảm an toàn, hiệu quả khai thác và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố”, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội cho biết.
Một kế hoạch, 3 phân kỳ
Trên cơ sở nguyên tắc, quan điểm, mục tiêu đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô, UBND TP. Hà Nội đề xuất “1 kế hoạch, 3 phân kỳ” để đầu tư hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Theo đó, UBND TP. Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2035 hoàn thành toàn bộ các tuyến đường sắt đô thị còn lại đến thời điểm hiện tại của mạng thống đường sắt đô thị, với tổng chiều dài khoảng 397,8 km.
Trong đó, 3 phân kỳ đầu tư gồm các giai đoạn với các chỉ tiêu kỳ vọng hoàn thành được xác lập tương đối cụ thể. Theo đó, đến năm 2030, UBND TP. Hà Nội phấn đấu hoàn thành thi công xây dựng 96,8 km đường sắt đô thị khổ đường đôi 1.435 mm và thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư 301 km, với sơ bộ tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 14,602 tỷ USD. Nếu hoàn thành mục tiêu này, đường sắt đô thị sẽ đảm nhận 7-8% lượng hành khách công cộng và có thể vận chuyển được 2,2-2,6 triệu chuyến đi/ngày đêm.
Đến năm 2035, UBND TP. Hà Nội hoàn thành đầu tư xây dựng 301 km đường sắt đô thị, khổ đường đôi 1.435 mm, với sơ bộ tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 22,572 tỷ USD. Nếu hoàn thành mục tiêu này, đến sau năm 2035, đường sắt đô thị sẽ đảm nhận từ 35-40% lượng hành khách công cộng và có thể vận chuyển được 9,7 triệu - 11,8 triệu chuyến đi/ngày đêm.
Đến năm 2045, UBND TP. Hà Nội phấn đấu hoàn thành đầu tư xây dựng 206,1 km đường sắt đô thị khổ đường đôi 1.435 mm được điều chỉnh, bổ sung theo Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô điều chỉnh được phê duyệt.
Lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đánh giá, phương án “1 kế hoạch, 3 phân kỳ” có ưu điểm là đáp ứng được mục tiêu hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị vào năm 2035 theo Kết luận số 49-KL/TW; có thể đáp ứng được mục tiêu về thị phần vận tải hành khách công cộng 50-55%..., nhưng có nhược điểm là khối lượng công việc phải thực hiện rất lớn, đòi hỏi Thành phố phải ưu tiên tập trung nguồn lực rất cao.
Bên cạnh đó, phương án này có nhu cầu vốn lớn, thời gian thu xếp ngắn, nên sẽ gặp khó khăn trong việc huy động, bố trí nguồn vốn đầu tư; chi phí vận hành, bảo dưỡng sẽ gây áp lực lên ngân sách sau khi đưa toàn bộ mạng lưới vào khai thác.
“Việc hoàn thành các mục tiêu xây dựng hạ tầng đường sắt đô thị được đề cập trong Dự thảo Đề án tổng thể Đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô là một thách thức rất lớn, đòi hỏi một cách làm mang tính đột phá trong việc huy động nguồn vốn và tổ chức triển khai”, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội nhận định.
相关文章:
- Nhanh chóng giải phóng bộ nhớ iPhone trong vài phút
- Bình ổn giá không sử dụng ngân sách Nhà nước
- Chính sách tài chính mới có hiệu lực trong tháng 1/2016
- Mức thu phí qua cầu Cổ Chiên, Trà Vinh
- Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét
- Hải quan Đồng Nai sẵn sàng cho nhiệm vụ thu ngân sách năm 2024
- Cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh thông quan trở lại cho hàng đăng ký trước
- Học viện Tài chính xét tuyển 4.240 chỉ tiêu cho năm 2015
- Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên sự phát triển bùng nổ cho VinFast
- Thời báo Tài chính Việt Nam – Cầu nối quan trọng của công luận
相关推荐:
- Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- Hải quan Móng Cái tổ chức tham vấn với các doanh nghiệp FDI
- Tỉnh gặp khó khăn trong thực hiện nhiều chỉ tiêu quan trọng
- Giải ngân 85% cho các dự án ODA của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động
- Đề nghị báo cáo hiệu quả quỹ tài chính ngoài ngân sách đúng hạn
- Miễn thuế TNCN đối với thành viên HTX nông nghiệp
- Lạng Sơn: Chủ động đảm bảo an ninh, an toàn khu vực cửa khẩu
- Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- Cải cách thủ tục hành chính tại KBNN: Kết quả thiết thực
- Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng