Liên kết “Nhà nước,àoCaiThíđiểmthànhcôngmôhìnhliênkếtnhàtrongsảnxuấtngôbd kq ngoại hạng anh nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân” trong sản xuất ngô Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới, ba mặt giáp các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, một phía giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), địa hình đồi núi dốc, chia cắt. Ngô là một trong những cây trồng chính của nông nghiệp Lào Cai. Tính đến hết năm 2014, diện tích ngô toàn tỉnh là 34.600 ha, năng suất ngô bình quân đạt trên 30 tạ/ha, sản lượng đạt trên 117.700 tấn. Trong số diện tích trên, diện tích sử dụng các giống ngô lại chiếm trên 90%, chỉ còn dưới 10% là sử dụng các loại giống ngô nếp, giống ngô địa phương. Phần lớn ngô hạt thương phẩm do nông dân sản xuất ra được tiêu thụ thông qua hệ thống thương lái đi thu mua trực tiếp của nông dân, sau đó bán cho doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ. Hàng năm có khoảng 40% tổng sản lượng ngô hạt phục vụ cho chăn nuôi tại các hộ gia đình trong toàn tỉnh, 60% sản lượng còn lại bán sang Trung Quốc thông qua các doanh nghiệp. Ông Bùi Thanh Tuấn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai đi thăm ruộng ngô thí điểm sản xuất ngô theo mô hình liên kết 4 nhàĐiều đáng chú ý, trong quy trình sản xuất nông nghiệp tại Lào Cai, đặc biệt là đối với cây ngô, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân rất lỏng lẻo. Tại huyện Mường Khương, một trong những vùng trồng ngô trọng điểm, có sản lượng lớn của tỉnh Lào Cai, thực tế nông dân vẫn còn nghèo; nhiều diện tích trồng ngô còn manh mún, nhỏ lẻ và chưa thiết lập được mối quan hệ cung cầu vững chắc, dẫn đến sự không ổn định về giá bán ngô thương phẩm trên thị trường. Mặc dù Chính phủ đã tạo điều kiện khuyến khích tiêu thụ nông sản và liên kết chuỗi đầu vào – đầu ra, nhưng đến nay việc tiêu thụ hàng hóa thông qua hợp đồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp không thể ký hợp đồng tiêu thụ trực tiếp với hàng ngàn nông dân và rất khó quản lý tất cả các hợp đồng này. Ông Bùi Thanh Tuấn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai cho hay: “Nông dân hay tạm ứng trước giống, vốn từ doanh nghiệp rồi sau đó khi thu hoạch sản phẩm lại hay bán ra thị trường mà không bán cho doanh nghiệp. Điều này cần loại bỏ, nông dân và doanh nghiệp cần tạo được niềm tin chặt chẽ thì mới bền vững được”. Thí điểm thành công mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững nhấtĐể giúp nông dân gỡ khó và sản xuất ngô bền vững, vụ ngô 2014-2015, Sở NN&PTNT Lào Cai, Trung tâm khuyến nông Lào Cai, Công ty Dekalb Việt Nam, Công ty CP giống Cây trồng miền Nam (SSC) và Công ty TNHH MTV An Nghiệp (doanh nghiệp thu mua) đã cùng vào cuộc, hỗ trợ hơn 100 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai triển khai thí điểm. Trong khuôn khổ của chương trình, tỉnh Lào Cai đã trồng thí điểm trồng 110ha ngô lai trên địa bàn 5 huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Mường Khương, Bảo Hà và SiMaCai. Đây là lần đầu tiên, nông dân trên địa bàn tỉnh và doanh nghiệp cùng “bắt tay” trồng giống ngô lai DK8868 của Dekalb Việt Nam do SSC phân phối trên một diện tích rộng. Sau thu hoạch, Cty An Nghiệp thu mua toàn bộ sản lượng ngô cho bà con với giá hợp lý. Giống được bán chịu, sản xuất ra sản phẩm có đơn vị thu mua, bà con góp đất, công chăm bón. Theo đánh giá của ông Nguyễn Anh Tuấn, do được tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi như trên nên không có lý do gì mà người nông dân không tham gia. Sự vào cuộc của doanh nghiệp từ đầu vào đến tiêu thụ giúp nông dân yên tâm sản xuất, không chịu sự bấp bênh của thị trường. Trong khi năng suất bình quân trước đó của tỉnh Lào Cai chỉ đạt 3,65 tấn/ha thì năng suất vụ ngô 2014-2015 trên 110ha trồng giống của Dekalb đã cho năng suất vượt trội, trung bình 12-13 tấn ngô tươi/ha, tương đương 6-6,5 tấn ngô khô/ha. Nông dân tham gia mô hình không chỉ cải thiện được năng suất mà còn nhận được 4 “bảo hiểm bền vững”: Được ứng giống ngô lai Dekalb vào đầu vụ và thanh toán vào cuối vụ, được chuyển giao kỹ thuật canh tác, được cam kết năng suất tối thiểu cao hơn năng suất bình quân địa phương, được đảm bảo thu mua toàn bộ ngô bắp tươi khi đến thời điểm thu hoạch... Người nông dân vui vẻ thu hoạch một vụ ngô được mùa, năng suất cao vượt trộiBà Hà Thị Hồng, thôn Bản Cầm, xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng vui mừng cho hay: “Những vụ ngô trước, bà con thường tự phải mua giống ngô để gieo trồng, mỗi gia đình mua một giống, một chủng loại về trồng. Nhưng chẳng ai biết là giống chất lượng cao hay thấp, mua trôi nổi, giống đểu, giống chất lượng thấp cũng phải chịu. Bà con khổ lắm. Giờ có các doanh nghiệp về cung ứng giống cho nợ, rồi lại thu mua ngô cho bà con, bà con đỡ vất vả và rất phấn khởi”. Đại diện Sở NN&PTNT Lào Cai cho biết, trong các loại cây trồng chủ lực của Lào Cai, thì cây ngô nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ cơ quan chức năng. Tỉnh vẫn xác định, đây là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp. Việc hình thành mối liên kết giữa đầu vào- đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp rất quan trọng. “Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, đưa tiến bộ đến nông dân phải có thời gian và thực tế chứng minh. Nếu giống không tốt, chất lượng không cao thì bà con sẽ không trồng, vì ất đai giờ là quyền tự chủ, nông dân có quyền trồng, canh tác loại cây gì phù hợp và có năng suất. Rất mong mô hình liên kết này sẽ sớm mở rộng diện tích, vì tiềm năng phát triển ngô của Lào Cai còn lớn, nhiều nông dân sẽ được tiếp cận khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất cây trồng và đặc biệt, yên tâm về đầu ra cho sản phẩm”, ông Nguyễn Anh Tuấn bày tỏ. IS tung video hành quyết 4 người Sunni 'liên kết với chính phủ' |