Bàn về chế độ đối với những người có công với cách mạng,ướngThướcTrongxãhộitaailàngườikhổnhấkết quả bóng đá haka phóng viên Chất lượng Việt Namcó cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh Quân khu 4, Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX, X. Ngay đầu câu chuyện, tướng Thước đã nhận định: “Liệt sỹ là số một, thương binh là số hai, chất độc hóa học là số ba. Ba người này là khổ và thiệt thòi nhiều nhất”. Cũng theo ông, thấu hiểu nỗi khổ của những người tham gia kháng chiến, Bác Hồ đã chọn ngày 27 tháng 7 làm ngày thương binh liệt sĩ – ngày toàn dân cùng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, là dịp để đồng bào tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái, yêu mến thương binh. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước. Ảnh Viết CườngTướng Thước cho rằng, nếu như chúng ta không có những ngày như vậy, có lẽ khi gặp chiến tranh thì không ai tha thiết gì chuyện đánh giặc nữa. Việc tri ân người có công, mục đích chính là để cho tầng lớp sau thấy rằng, những người cầm súng chiến đấu được Đảng, Nhà nước và nhân dân tôn kính nhiều nhất. Theo tướng Thước, Việt Nam không giống như Thụy Sĩ, Phần Lan, đất nước họ nằm ở vùng trung lập nên không bị ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh. Trong khi đó nước ta có đặc thù về địa lý, địa chiến lược rất quan trọng nên lọt vào vùng tranh chấp của nhiều thế lực. Bởi vậy nên lúc nào Việt Nam cũng phải chuẩn bị tâm lí cho chiến tranh. “Do đó, người trước hi sinh mà không ai quan tâm thì người sau còn ai đi đánh giặc nữa” – tướng Thước nói. Về chính sách đãi ngộ của Đảng và Nhà nước với những người có công với cách mạng hiện nay, tướng Thước đánh giá, cơ bản đã có nhiều chuyển biến tích cực, theo hướng tư tưởng Hồ Chí Minh. Lí giải điều này, ông nhận định: Thứ nhất là do kinh tế nước ta cũng đã phát triển. Thứ hai là do nhận thức của lãnh đạo các cấp cũng thấy rằng, đất nước này dù đang hòa bình thì lúc nào cũng phải sẵn sàng chiến đấu. Cũng theo vị trung tướng, trước kia do hoàn cảnh khó khăn, người sống còn chưa có đủ gạo để ăn thì làm sao mà lo được cho người chết. Do vậy, Đảng và Nhà nước tập trung chăm lo cho người sống để họ đánh giặc, sau này có điều kiện thì mới lo được cho người đã mất. Tuy nhiên, tướng Thước cũng băn khoăn bởi hiện nay, lúc này, lúc khác chế độ cho những người thân có công với cách mạng còn nhiều chỗ chưa được tương xứng. Ông nhớ lại quá khứ, trước đây chúng ta đã từng có chính sách là khi nào vợ liệt sỹ đến tuổi nghỉ hưu thì mới được hưởng phụ cấp. “Tôi lúc đó là Đại biểu Quốc hội và là đại diện của Hội Cựu chiến binh. Tôi sang hội nghị Cựu chiến binh thế giới tại Pháp, gặp Thủ tướng Pháp tôi có hỏi chính sách với những người lính của Pháp hi sinh thì như thế nào? Họ nói rằng, vợ và con của người lính chết thì đất nước nuôi con họ đến khi trưởng thành và nuôi mẹ, vợ họ đến cuối đời” – Tướng Thước cho biết. Sau đó, tướng Thước về Việt Nam. Khi họp Quốc hội, ông đã nói với bà Nguyễn Thị Hằng (khi đó là Bộ trưởng Bộ Lao động Thương Binh xã hội) là chị Hằng ơi, chị cũng là quân đánh giặc đấy. Tôi không hiểu vì sao một đất nước tư bản, lính họ chết, trong đó có cả lính đánh thuê từ các nước Châu Phi thì họ vẫn nuôi người thân của họ chứ không chỉ nuôi mỗi người nhà lính Pháp. Vậy tại sao chúng ta, khi người lính hi sinh xương máu bảo vệ tổ quốc thì vợ liệt sỹ phải chờ đến lúc về hưu mới trợ cấp? Lính của tôi có người 18 tuổi, mới cưới vợ được vài ngày thì phải ra chiến trường đánh giặc. Đi được vài tháng thì hi sinh, vậy vợ họ phải chờ đến mấy chục năm sau mới được hưởng chế độ, chính sách đó có nhân đạo hay không?” – tướng Thước đặt câu hỏi với vị Bộ trưởng. Nghe tướng Thước phát biểu, cả hội trường lặng đi. Sau lần ấy, Thủ tướng khi đó là ông Phan Văn Khải đã ra quyết định, những người lính đi chiến đấu, họ hi sinh ngày nào thì thân nhân được hưởng chế độ luôn ngày ấy. Cuối buổi trò chuyện tướng Thước nhấn mạnh, hiện giờ những người bị nhiễm chất độc da cam vẫn còn nhiều thiệt thòi. Chất độc để lại di chứng không chỉ cho bản thân người bị nhiễm mà còn hủy hoại cả nhiều đời sau. Do đó chúng ta cần phải quan tâm, chăm sóc họ. Viết Cường |