【trận genoa】Sản xuất trước biến đổi khí hậu

时间:2025-01-25 18:51:25 来源:88Point

Báo Cà Mau(CMO) Thời tiết ngày một cực đoan là điều đã được dự báo và khó tránh khỏi trong thời gian tới. Thực tế này đặt ra nhiều vấn đề cần có giải pháp bài bản trước mắt và lâu dài để nền sản xuất có khả năng thích ứng tốt hơn, hiệu quả hơn, đời sống người dân ít bị ảnh hưởng hơn.

Không chỉ thiếu nước trong sản xuất, một số vùng không thể khai thác được nước ngầm nên một bộ phận không nhỏ người dân lâm vào tình cảnh thiếu nước ngọt nghiêm trọng cho sinh hoạt. Trong mùa khô vừa qua, toàn tỉnh có khoảng 20.851 hộ thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt.

Đầu tư ô thuỷ lợi nhỏ

Cơ cấu lại sản xuất theo giống lúa cao sản ngắn ngày là giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu.

Để giải quyết bài toán về nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt, câu chuyện đặt ra hiện nay là dự trữ nước mưa theo từng hộ gia đình. Riêng đối với việc trữ nước cho vùng ngọt khi vào mùa khô, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi Nguyễn Long Hoai cho rằng, bên cạnh việc tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình có vai trò quan trọng trong bảo vệ vùng ngọt, chủ động ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn thì cần sẵn sàng các trạm bơm di động, sử dụng công nghệ đắp đập tạm tiên tiến, đảm bảo thi công nhanh, khả năng thích ứng với nhiều địa hình để ngăn mặn vùng ngọt và trữ nước vào cuối mùa mưa. Về lâu dài cần đầu tư hồ trữ nước ngọt, xây dựng hệ thống công trình tiếp nước ngọt từ sông Hậu, từ hệ thống sông Cái Lớn - Cái Bé để chuyển nước ngọt về tỉnh.

Để sản xuất chủ động hơn, thích ứng với biến đổi khí hậu, theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nguyễn Trần Thức, việc tổ chức lại các vụ lúa vô cùng cần thiết. Đặc biệt cần quan tâm chia nhỏ các ô trong sản xuất, mỗi ô chỉ từ 1 hoặc 2 xã. Khi đó, có thể chủ động lịch thời vụ, tránh tình trạng bơm nước đông ken khi gieo sạ và lấy nước cùng lúc khi cần thiết, tránh lãng phí nước như thời gian qua. Riêng vùng sinh thái lúa - tôm cần chuyển đổi giống lúa, ưu tiên cho lúa cao sản ngắn ngày. “Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phải luôn trong tâm thế ứng phó liên tục và linh hoạt điều chỉnh để ứng phó”, ông Thức chia sẻ.

Huyện Trần Văn Thời là địa phương có đủ các loại hình sản xuất, có vùng sản xuất ngọt, mặn, có rừng tràm, lúa 2 vụ, có cả chăn nuôi, cá đồng, đội tàu khai thác, thậm chí có hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè trên đảo Hòn Chuối… Từ điều kiện tự nhiên ấy, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Sử Văn Minh đánh giá, huyện Trần Văn Thời là nơi chịu nhiều tác động nhất khi xảy ra thiên tai. Vào mùa khô, huyện phải dốc sức cho công tác phòng, chống cháy rừng, sụp lún, thiếu nước sản xuất; mùa mưa lại lo chuyện phòng, chống lụt bão, triều cường dâng, ngập úng...

Để khắc phục và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong sản xuất, giải pháp mà huyện luôn xem quan trọng nhất trong chỉ đạo là bám sát lịch thời vụ của cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, theo ông Sử Văn Minh, để sản xuất đúng theo lịch thời vụ được khuyến cáo, cần phải tách từng tiểu vùng nhỏ, song song đó phải tăng cường các trạm bơm theo từng ô thuỷ lợi nhỏ. Năm 2020, huyện Trần Văn Thời thí điểm 2 ô thuỷ lợi tại thị trấn Trần Văn Thời, Trần Hợi và xã Khánh Bình Tây Bắc, nếu thành công sẽ tiến hành nhân rộng.

Việc chia nhỏ ô thuỷ lợi để chủ động trong sản xuất đã được chứng minh hiệu quả tại ấp Minh Hà A, xã Khánh Bình Đông. Trước kia, nơi đây thường xuyên chịu cảnh mùa mưa ngập úng, mùa khô lại thiếu nước. Thế nhưng, khi có trạm bơm tại Kênh 1/5 và hệ thống thuỷ lợi được khép kín, sản xuất hiệu quả với mô hình chuẩn là 2 vụ lúa kết hợp chăn nuôi.

Phối hợp chặt chẽ, toàn diện

Với điều kiện tự nhiên rất đặc biệt khi không có nguồn nước ngọt bổ sung mà phải phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa và nước ngầm nên khi thời tiết khô hạn, tình trạng thiếu nước diễn ra vô cùng nghiêm trọng cả trong sản xuất cho đến sinh hoạt. Thực tế này là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng sụp lún như đã qua.

Để giảm thiểu tình trạng này, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải  Nguyễn Thanh Sơn cho rằng, bên cạnh sắp xếp, tổ chức lại sản xuất, trong quá trình thi công nạo vét thuỷ lợi cần có sự kết hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp và các đơn vị quản lý công trình để bảo đảm an toàn cho các tuyến đường. Bởi lẽ, hầu hết các tuyến lộ giao thông của tỉnh đều nằm song song với sông rạch.

Theo dự báo, những tháng còn lại của năm 2020, tình hình thời tiết, thuỷ văn còn diễn biến phức tạp. Đáng chú ý là triều cường kết hợp với gió mùa Đông Bắc mạnh, mực nước trên các sông, rạch ở vùng ven biển lên cao, gây ngập cục bộ ở các vùng trũng, thấp. Ngoài ra, theo Giám đốc Đài Khí tượng thuỷ văn Cà Mau Trịnh Xuân Hưng, dự báo từ nay đến cuối năm khoảng từ 9-11 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. Trong đó, có 5-6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung ở khu vực Trung Bộ trở vào phía Nam.

Trước những dự báo đó, Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Thanh Triều cho rằng, để làm tốt công tác phòng, chống thiên tai, từ đây đến cuối năm cần tập trung cao độ, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn về công tác phòng, chống thiến tai, củng cố ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ tỉnh đến cơ sở. Đặc biệt, thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và lực lượng tại chỗ). 

Để khắc phục và ứng phó với thiên tai, thời gian qua, tỉnh xuất nguồn ngân sách khá lớn để hỗ trợ người dân cũng như xây dựng các công trình, phi công trình. Cụ thể, nguồn dự phòng ngân sách Trung ương hỗ trợ 120 tỷ đồng; nguồn vốn Trung ương hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thuỷ lợi năm 2019 khoảng 135 tỷ đồng để nạo vét 173 công trình thuỷ lợi; nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ xây dựng các cống ngăn mặn với kinh phí 128,5 tỷ đồng. Ngoài ra, còn kêu gọi, vận động các mạnh thường quân, doanh nghiệp hỗ trợ vật tư, trang thiết bị, dụng cụ….

Để ứng phó kịp thời với các tình huống thiên tai, các huyện, thành phố kiến nghị tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí mua 1 chiếc xe chuyên dùng. Theo ông Lê Thanh Triều, kiến nghị này hết sức thiết thực, bởi xe này không chỉ phục vụ công tác phòng, chống thiên tai mà còn phục vụ công tác khác như phòng, chống cháy rừng, tìm kiếm, cứu nạn.../.

Khai thác quá nhiều nguồn nước ngầm không chỉ gây ra tình trạng sụp lún, mà thực trạng này đang đi ngược với định hướng chung hiện nay của Chính phủ cũng như của tỉnh là hạn chế khai thác nước ngầm. Vấn đề đặt ra là giải quyết nó như thế nào, bởi lẽ, để giải quyết riêng tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho người dân, tỉnh phải cần đến trên 319 tỷ đồng để đầu tư xây mới, nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước. Ngoài ra, để đạt mục tiêu hơn 70% nước sạch nông thôn theo Quy chuẩn Việt Nam 02: 2009/BYT cần thêm 199 tỷ đồng. Với điều kiện kinh phí vô cùng hạn chế hiện nay, đây là bài toán khó cho địa phương.

Nguyễn Phú
 

推荐内容