【atlas đấu với tigres】Ngăn chặn khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài
Công điện ngày 28/5 nêu rõ,ănchặnkhaitháchảisảntráiphépởvùngbiểnnướcngoàatlas đấu với tigres trong những năm qua, các bộ, ngành và địa phương đã triển khai thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 18/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, tình hình tàu cá và ngư dân vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài có giảm.
Tuy nhiên từ cuối năm 2015 đến nay, tình hình tàu cá và ngư dân vi phạm gia tăng trở lại và diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các tỉnh Quảng Ngãi, Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bến Tre, Tiền Giang, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, tác động xấu đến việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường thế giới.
Để ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tập trung giải quyết một số việc cấp bách sau:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Trình Chính phủ phê duyệt và triển khai ngay Chương trình hành động quốc gia về ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU Fishing).
b) Rà soát, sửa đổi các chính sách hiện hành, các quy định để siết chặt công tác quản lý; bổ sung các chế tài để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với chủ tàu, thuyền trưởng và tổ chức, cá nhân môi giới đưa tàu cá và ngư dân đi khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; tăng cường thực thi pháp luật trong quản lý khai thác thủy sản để ngăn chặn, giảm thiểu tàu cá và ngư dân vi phạm.
c) Tăng cường đàm phán, ký kết thỏa thuận hợp tác về thủy sản và tổ chức cho ngư dân đi khai thác thủy sản hợp pháp tại một số nước, thiết lập đường dây nóng chống đánh bắt bất hợp pháp, tuần tra chung với các nước có biển liên quan.
d) Chỉ đạo lực lượng kiểm ngư tăng cường thực thi pháp luật, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển, cùng với lực lượng liên quan phát hiện, ngăn chặn kịp thời tàu cá, ngư dân có dấu hiệu vi phạm vùng biển nước ngoài.
đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức của nước ngoài và quốc tế tuyên truyền, tập huấn cho tổ chức, cá nhân liên quan các quy định pháp luật về thủy sản của Việt Nam, quốc tế và các nước tại các địa bàn trọng điểm thường xuyên có tàu cá và ngư dân vi phạm.
2. Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng chức năng:
a) Kiểm soát chặt chẽ tàu cá khi xuất, nhập bến; kiên quyết không cho ra khơi khi chưa đủ các thủ tục, giấy tờ, các trang thiết bị theo quy định; đơn vị nào để xảy ra vi phạm thì chỉ huy đơn vị đó chịu trách nhiệm trước Bộ Quốc phòng và trước pháp luật.
b) Chủ trì, phối hợp với các lực lượng liên quan tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, tập trung vào các khu vực biển giáp ranh, chồng lấn, khu vực có nhiều tàu cá qua lại, khu vực thường xuyên có hành vi vi vi phạm; ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài, trong đó chú trọng phát hiện, đề xuất xử lý nghiêm các hành vi môi giới, đầu tư cho tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, chuộc tàu cá, ngư dân về nước trái phép.
c) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động thủy sản đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.
3. Bộ Công an:
a) Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường nắm tình hình, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp tổ chức đưa tàu cá và ngư dân ra nước ngoài khai thác hải sản trái pháp luật hoặc môi giới chuộc tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ về nước trái phép.
b) Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành nhanh chóng xác minh nhân thân của các ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý để phục vụ công tác bảo hộ, sớm đưa ngư dân về nước, hạn chế phức tạp về an ninh, trật tự có thể xảy ra.
c) Quản lý chặt chẽ số ngư dân được nước ngoài trả về, phát hiện và xử lý các trường hợp bị nước ngoài hoặc các thế lực thù địch tác động, mua chuộc, lôi kéo hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
4. Bộ Ngoại giao:
a) Tiếp tục thực hiện công tác bảo hộ ngư dân, đề nghị các nước liên quan xử lý trên tinh thần nhân đạo, theo thông lệ quốc tế, không sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực đối với tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài.
b) Kiên quyết đấu tranh với các nước bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển Việt Nam, vùng biển chồng lấn chưa phân định giữa Việt Nam và các nước.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân về các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề phân định vùng biển giữa Việt Nam và một số quốc gia láng giềng, lưu ý các vùng biển chưa phân định, chồng lấn với các nước; tuyên truyền các quy định pháp luật trong hoạt động thủy sản của Việt Nam, quốc tế và các nước thường xuyên có tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm; tập huấn báo chí để thông tin chính xác, tránh sai sót.
b) Phối hợp với các Bộ: Công an, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin kết quả điều tra, xử lý một số vụ việc điển hình về môi giới, đầu tư cho tàu cá ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài nhằm mục đích răn đe, giáo dục, đề cao cảnh giác.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc biệt các tỉnh trọng điểm: Quảng Ngãi, Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bến Tre và Tiền Giang:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và người đứng đầu chính quyền các cấp tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với chính quyền các cấp, sở ngành liên quan để tàu cá và ngư dân thường xuyên vi phạm; báo cáo kết quả Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/8/2017. Trong thời gian tới, nếu không ngăn chặn được tình trạng vi phạm thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và người đứng đầu chính quyền các cấp chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.
b) Kiên quyết không cấp giấy phép khai thác thủy sản, không cho đóng mới đối với chủ tàu có tàu cá tái phạm; tàu cá bị bắt giữ chuộc, thả hoặc trốn về nước tạm dừng chuyển quyền sở hữu và tước quyền giấy phép khai thác thủy sản trong vòng 6 tháng; tàu cá vi phạm không được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
c) Nâng cao trách nhiệm, năng lực hoạt động của Tổ công tác 689 địa phương, phối hợp chặt chẽ các lực lượng theo dõi, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi môi giới, đầu tư cho tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài; chuộc tàu cá, ngư dân về nước trái phép.
d) Bắt buộc chủ tàu cá vi phạm phải chi trả kinh phí để đưa ngư dân vi phạm về nước; nếu chủ tàu không chi trả thì địa phương có tàu vi phạm chịu trách nhiệm chi trả.
đ) Tàu cá khai thác hải sản xa bờ phải lắp thiết bị giám sát hành trình theo quy định của pháp luật Việt Nam, mở máy hoạt động 24/24 giờ để cơ quan chức năng quản lý, giám sát.
e) Tổ chức tốt công tác truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác; kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc khai thác, tiêu thụ, chế biến hải sâm, hải sản quý hiếm trái phép.
g) Lập danh sách quản lý chặt chẽ, tổ chức kiểm điểm chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân vi phạm bị nước ngoài bắt giữ, xử lý trước cộng đồng địa phương.
7. Các bộ, ngành liên quan và địa phương tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 18/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện này. Hàng tháng, quý, sáu tháng, một năm báo cáo kết quả về thường trực Tổ công tác liên ngành 689 TW.
8. Giao Tổ công tác liên ngành 689 TW có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Công điện./.
Theo chinhphu.vn
相关推荐
- Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
- [Review] Lịch trình tour ghép Bà Nà Hill 1 ngày – mua tour hay đi tự túc? – Dulichbui24
- Không gian xanh bệnh viện
- Khai giảng lớp trung cấp lý luận chính trị
- Ngày 4/1: Giá xăng dầu tiếp tục leo dốc
- Sáng tạo và đổi mới nhà trường
- Y tế trường học khó nhiều
- 10 điều bạn cần biết trước khi đi du lịch Sapa – Dulichbui24