【hạng nhat anh】Nhiều hộ dân ấp Đất Biển: Cần hỗ trợ tái định cư
Kinh Rạch Miễu và kinh Sáu Cứng thuộc ấp Ðất Biển, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời. Hiện nay, ở 2 tuyến kinh này có 18 hộ dân sinh sống bằng nghề khai thác biển ven bờ như: đẩy te, giăng câu cá ngát hoặc các nghề cào lưới khác.
Kinh Rạch Miễu và kinh Sáu Cứng thuộc ấp Ðất Biển, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời. Hiện nay, ở 2 tuyến kinh này có 18 hộ dân sinh sống bằng nghề khai thác biển ven bờ như: đẩy te, giăng câu cá ngát hoặc các nghề cào lưới khác.
Trong số 18 hộ dân sinh sống ở đây, nhiều hộ đã có hơn 20 năm gắn bó ven cánh rừng phòng hộ của đê biển Tây làm nghề biển. Năm nào biển cả hiền hoà thì đời sống của bà con còn có bữa cơm, bữa cháo. Nhưng mỗi năm cũng chỉ được từ 3-4 tháng đánh bắt hiệu quả (khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch), còn lại vẫn phải bươn chải đủ nghề mới có đủ cái ăn, cái mặc. Song, cái nghèo khó không phải là nỗi lo thường trực của những hộ dân sống theo vạt rừng mắm phòng hộ này, mà cái chính là tình trạng sạt lở không điểm dừng đã khiến cho đời sống của ngư dân nơi đây càng cơ cực hơn.
Ông Lai Văn Khởi (áo xanh) đang chỉ vạt rừng mắm phòng hộ của đê biển Tây cách đó 300 m, trong 3 năm trở lại đây, giờ đã trở thành biển. |
Theo nhiều người dân sinh sống lâu năm, trước đây vùng đất này bồi nhiều hơn lở, nhưng bắt đầu xuất hiện tình trạng sạt lở nghiêm trọng từ khoảng 10 năm trở lại đây. Ông Võ Văn Voi, 57 tuổi, là một ngư dân có hơn 20 năm định cư ở làng chài này, cho biết, trước kia, tính từ con đê biển Tây ra khỏi vạt rừng phòng hộ dài hơn 1.000 m, nhưng trong vòng gần 10 năm qua, mỗi năm rừng phòng hộ lại bị sạt lở mất hàng chục mét. Nhiều nhất là trong 3 năm gần đây, có năm sạt lở lên đến hơn 100 m.
Gia đình ông Võ Văn Voi có lẽ còn may mắn hơn do chưa phải di dời nhà lần nào như một số hộ dân khác, vì nhà ông cách cửa biển Rạch Miễu gần 500 m, nhưng hiện tại cửa biển đã sạt lở chỉ còn cách nhà ông chưa đầy 20 m.
Ông Lai Văn Khởi, 49 tuổi, là người định cư tại kinh Rạch Miễu từ hơn 15 năm qua, liên tục trong nhiều năm trở lại đây, năm nào ông cũng phải dời nhà để tránh sạt lở từ 1 đến 2 lần. Riêng trong năm 2014, ông phải 3 lần dời nhà, nhưng hiện tại nhà của ông cũng đã tan tành, chỉ còn trơ khung nửa trên bờ, nửa dưới biển.
Hoặc như trường hợp của ông Nguyễn Văn Ðua, số tiền mà vợ chồng ông tích cóp được từ những chuyến khai thác biển ven bờ không đủ để ông di dời nhà hằng năm. Hầu hết các hộ dân sinh sống ven theo tuyến kinh Sáu Cứng cũng chẳng khá gì hơn, như hộ ông Ngô Văn Tâm, Nguyễn Văn Vẹn… nhiều năm qua phải liên tục dời nhà, nhưng tốc độ sạt lở đến phát chóng mặt, người dân không biết phải đối phó như thế nào.
Ðời sống của hầu hết người dân làm nghề khai thác biển ở 2 tuyến kinh Rạch Miễu và Sáu Cứng hiện vô cùng khó khăn, nhiều hộ phải sử dụng chung một giếng nước ngầm; điện dùng trong sinh hoạt với mức giá chia hơi từ 7.000-8.000 đồng/KWh; nhà cửa toàn là cây lá tạm bợ, mùa Nam phải liên tục dời nhà để tránh sạt lở, mùa gió chướng triều cường lên cao hơn nền nhà gần cả mét. Hầu hết hộ dân nơi đây đều không có nghề nghiệp gì khác ngoài việc đánh bắt ven bờ. Họ không có vốn để chuyển đổi ngành nghề hoặc đóng mới phương tiện để đánh bắt xa bờ và cũng không có nơi để định cư sinh sống, họ chỉ còn biết bám víu vào những vạt rừng mắm ven đê biển Tây được ngày nào hay ngày đó.
Bà con nơi đây đều có chung ý nguyện là muốn có một nơi tái định cư ổn định để yên tâm sản xuất, để có cơ hội chăm lo cho tương lai con cháu của họ sau này. Ông Võ Văn Voi tâm sự: "Sống trong cảnh này hoài rầu lắm. Tôi mà có vốn kha khá là mua đất chuyển sang nghề khác làm ăn liền, để con cái đỡ phải vất vả, đám cháu tôi sau này còn được học hành tử tế như người ta".
Ông Nguyễn Văn Ðua chia sẻ: "Mấy đêm mưa gió nhiều, vợ chồng, con cái tôi đâu dám ngủ, sóng đập ầm ầm lên vách nhà suốt đêm, sợ ngủ quên, nhà sập bất tử...".
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Ðiền, bộc bạch: "Cái khó, cái khổ của bà con ở 2 tuyến kinh trên, địa phương cũng đã thấu hiểu. Ngặt nỗi xã hiện giờ không còn quỹ đất để tạo điều kiện cho bà con tái định cư. Xã cũng đã báo cáo về trên và đang chờ có hướng chỉ đạo cụ thể"./.
Bài và ảnh: Phương Vũ
下一篇:Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
相关文章:
- Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- Hội thi trò chơi dân gian mừng xuân
- Đồng bằng sông Cửu Long: Sạt lở “bủa vây”
- Ngành chức năng đang ở đâu ?
- Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- Bảo hiểm xã hội toàn dân: Giải pháp an sinh xã hội
- Huyện Phụng Hiệp: Ra mắt điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ
- Nguy cơ 65.500 ha lúa ở Trung Bộ bị hạn hán, thiếu nước
- Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- Tình quân dân trong mưa bão
相关推荐:
- Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- Những mảng sáng trong bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
- Công an chính quy về xã góp phần ổn định hơn trật tự xã hội
- Nỗ lực đưa nước sạch về nông thôn
- iPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạt
- Hậu Giang đã hết dịch tả heo châu Phi
- 2 chuyến bay đặc biệt đưa 600 công dân EU đang mắc kẹt tại Việt Nam hồi hương
- Giá 8,5 triệu đồng/m2 trong khu nhà ở xã hội thấp tầng phường V
- Nhận định, soi kèo Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1: Thất vọng cửa trên
- Khả năng xuất hiện mưa rào và giông lốc
- Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
- Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng