游客发表

【tin bóng đá ý】Đầu tư tu bổ di tích: Cần xem đó là sự đầu tư cho kinh tế

发帖时间:2025-01-25 19:39:45

Di tích đình làng An Cựu xuống cấp nghiêm trọng

Đầu tư nhỏ giọt

Được xây dựng từ thế kỷ thứ XVI,ĐầutưtubổditíchCầnxemđólàsựđầutưchokinhtếtin bóng đá ý đình làng An Cựu, di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh xuống cấp nghiêm trọng nhiều năm qua. Kiến trúc cổ ba gian hai chái, lợp ngói âm dương tuyệt đẹp bị mục rỗng, rệu rã, vách tường thấm dột, rêu mốc, mục nát… đình làng đứng trước nguy cơ có thể sụp đổ. Không chỉ đình làng An Cựu, nhiều di tích đình làng khác trên địa bàn TP. Huế cũng đang lâm vào cảnh tương tự từ nhiều năm qua, như: đình làng Dương Xuân Hạ, đình làng Kim Long, đình Phú Hòa, đình Phú Xuân…

Sau nhiều năm kêu cứu, những người quản lý di tích đình làng khấp khởi vui mừng khi UBND TP. Huế vừa xây dựng đề cương chi tiết dự án đầu tư sử dụng vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài để tu bổ, phục hồi di tích đình làng An Cựu, đình làng Phú Xuân, đình và miếu khai canh làng Thế Lại Thượng với tổng kinh phí dự kiến gần 1,4 triệu USD. Dự án đã gửi Sở Ngoại vụ để tìm kiếm nguồn vốn từ các đối tác, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Tuy nhiên, quá trình này cũng rất phức tạp, mất khá nhiều thời gian.

Theo bà Phạm Thị Quỳnh Dao, Trưởng phòng Văn hóa - Thể thao TP. Huế, việc quản lý và bảo tồn, phát huy giá trị các di tích nằm ngoài Quần thể Di tích Cố đô Huế ở TP. Huế gặp nhiều khó khăn khi thường xuyên đối mặt với sự xuống cấp của di tích. Hiện nay, UBND TP. Huế quản lý trực tiếp 8/18 di tích cấp quốc gia và 10/18 di tích cấp tỉnh, trong đó nhiều di tích xuống cấp nghiêm trọng cần tu bổ kịp thời.

Phải xem là sự đầu tư cho kinh tế - xã hội

Trên địa bàn tỉnh có 129 địa điểm, công trình, cụm công trình di tích nằm ngoài Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được xếp hạng. Dưới tác động của điều kiện thời tiết khắc nghiệt và những tác động khác nhau, nhiều công trình di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, nguồn vốn bố trí hàng năm cho công tác tu bổ, bảo quản và phục hồi hệ thống di tích còn hạn chế so với yêu cầu thực tiễn. Trong giai đoạn 2011 - 2020, kinh phí trùng tu cho hệ thống di tích khoảng 55 tỷ đồng nên chỉ có thể tu bổ, tôn tạo cho 43 công trình di tích.

Để nâng cao hiệu quả, tính chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa tham gia vào công tác chống xuống cấp di tích, HĐND tỉnh đã thông qua đề án “Hỗ trợ đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích đã được xếp hạng (nằm ngoài Quần thể Di tích Cố đô Huế) trên địa bàn tỉnh đến năm 2030”. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng xuống cấp của các di tích, đề án xây dựng kế hoạch chi tiết và phân kỳ đầu tư tu bổ, tôn tạo, bảo quản di tích theo thứ tự ưu tiên, tính cấp thiết. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, tiến hành bảo quản, tu bổ, phục hồi cho khoảng 66 di tích; giai đoạn 2026 - 2030 tu bổ khoảng 57 di tích.

Theo quan điểm của đề án, các đơn vị, địa phương được giao trực tiếp quản lý di tích phải chủ động cân đối để bố trí kinh phí hỗ trợ hàng năm cho công tác bảo quản định kỳ, tu bổ, phục hồi di tích. Đồng thời, huy động kinh phí tu bổ, tôn tạo các di tích do cộng đồng dân cư, dòng họ quản lý, sử dụng hoặc di tích phục vụ đời sống tâm linh. Đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải tập trung, không bố trí kinh phí phân tán, dàn trải cho tất cả các di tích...

Đề án là bước đột phá có thể tạo thành hướng mở cho việc bảo tồn di tích. TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị các địa phương sau khi có danh mục các công trình thì đưa vào kế hoạch hàng năm và kế hoạch trung hạn 5 năm, xem việc tu bổ, phục hồi di tích như là đầu tư cho kinh tế - xã hội, đặt ra mục tiêu cụ thể 5 năm tới tu bổ được những công trình gì và có sự giám sát từ địa phương, HĐND.

Bà Quỳnh Dao cho rằng, đề án đã xây dựng kế hoạch chi tiết và phân kỳ đầu tư tu bổ, tôn tạo, bảo quản di tích theo thứ tự ưu tiên, trong đó, TP. Huế có 32 di tích với tổng kinh phí dự kiến phân bổ khoảng 92 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này rất lớn nên để đề án triển khai hiệu quả, cần phân loại danh mục các di tích sử dụng vốn Nhà nước, các di tích sử dụng kết hợp vốn Nhà nước và xã hội hóa, các di tích xã hội hóa và các di tích kêu gọi viện trợ. Bên cạnh việc tăng cường nguồn ngân sách Nhà nước, có thể kêu gọi sự hợp tác của các doanh nghiệp, sự viện trợ của các tổ chức phi chính phủ, các quỹ hỗ trợ phát triển văn hóa.

Bài, ảnh: Minh Hiền

    热门排行

    友情链接