您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【kèo giao hữu hôm nay】Quản lý trị giá hải quan: Nhận diện những bất cập để lựa chọn mô hình phù hợp

Cúp C24563人已围观

简介Bộc lộ những điểm yếuThực hiện nghĩa vụ của Việt Nam trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 20 ...

Bộc lộ những điểm yếu

Thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 2000,ảnlýtrịgiáhảiquanNhậndiệnnhữngbấtcậpđểlựachọnmôhìnhphùhợkèo giao hữu hôm nay từ năm 2002 đến năm 2007, Hải quan Việt Nam đã thực hiện đầy đủ tất cả các nội dung quy định tại hiệp định. Trong đó, các phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng nhập khẩu được nội luật hóa thành điều khoản tại Nghị định 40/2007/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 205/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính. Các quy định về xác định và kê khai trị giá hải quan được giữ ổn định đến nay.

Việc kiểm tra trị giá hải quan trong thông quan được quy định cụ thể thông qua hoạt động kiểm tra kê khai trị giá hải quan trên tờ khai hải quan và hoạt động tham vấn trị giá. Những tờ khai hải quan chưa được kiểm tra trị giá hải quan trong thông quan hoặc có nghi ngờ về trị giá hải quan nhưng khâu trong thông quan chưa phát hiện vi phạm, thì cơ quan hải quan áp dụng kiểm tra trị giá sau thông quan.

Đến năm 2025, Hải quan Việt Nam sẽ lựa chọn, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu về quản lý trị giá Hải quan tại các cấp. Ảnh: Hồng Vân
Đến năm 2025, Hải quan Việt Nam sẽ lựa chọn, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu về quản lý trị giá Hải quan tại các cấp. Ảnh: Hồng Vân

Để nâng cao hiệu quả kiểm tra trị giá, tập trung vào các tờ khai hải quan có khả năng vi phạm cao, việc kiểm tra trị giá trong thông quan và sau thông quan đều được áp dụng lựa chọn kiểm tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro.

Qua quá trình triển khai quản lý trị giá hải quan theo nguyên tắc của WTO và Công ước Kyoto sửa đổi, trước áp lực của sự phát triển thương mại quốc tế, mô hình quản lý trị giá hải quan bắt đầu bộc lộ những điểm yếu trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý. Có thể kể đến mức độ, khối lượng kiểm tra trị giá trong thông quan còn quá lớn, làm chậm quá trình thông quan hàng hóa. Việc xác định trị giá hải quan trong thông quan trong điều kiện thiếu thông tin. Ngoài ra, cần áp dụng triệt để công cụ quản lý rủi ro để lựa chọn đối tượng kiểm tra ở tất cả các khâu quản lý, trong thông quan và sau thông quan,…

Xây dựng mô hình tự động hoá hoàn toàn

Nhằm đơn giản thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người khai hải quan, Hải quan Việt Nam đã xác định đến năm 2030, hệ thống văn bản pháp luật quy định về quản lý trị giá hải quan hoàn thiện theo hướng nâng cao hơn nữa tính tuân thủ các cam kết quốc tế bao gồm hiệp định, Công ước Kyoto sửa đổi.

Cụ thể, theo đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan sẽ định hướng xây dựng mô hình quản lý trị giá hải quan phù hợp Chiến lược phát triển ngành Hải quan, hải quan số, hải quan thông minh đến năm 2030, bằng việc hoàn thiện các điều khoản của Luật Hải quan để đồng bộ việc xác định trị giá hải quan. Điều này sẽ bảo đảm toàn bộ hàng hóa xuất dưới mọi hình thức, loại hình đều được xác định trị giá hải quan đúng nguyên tắc; đơn giản hóa việc kiểm tra trị giá hải quan trong thông quan để tạo thuận lợi, đẩy nhanh việc thực hiện thủ tục hải quan; áp dụng biện pháp bảo đảm xác định trị giá hải quan; tập trung kiểm tra trị giá hải quan tại khâu kiểm tra sau thông quan.

Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý trị giá hải quan theo hướng tinh gọn, chuyên sâu

Theo Cục Thuế xuất nhập khẩu, trước mắt, từ nay đến năm 2025, Hải quan Việt Nam sẽ kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý trị giá hải quan 3 cấp theo hướng tinh gọn, chuyên sâu. Một số đơn vị quản lý trị giá cấp vùng/tỉnh, thành phố và đơn vị quản lý trị giá cấp tổng cục có nhiệm vụ hướng dẫn các đơn vị hải quan trên toàn quốc về xác định trị giá hải quan cho hàng hóa khi phát sinh vướng mắc. Mục tiêu đến năm 2025, sẽ lựa chọn, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu về trị giá hải quan tại các cấp.

Đến năm 2030, tập trung quản lý trị giá tại cấp vùng/tỉnh, thành phố và cấp tổng cục; kiện toàn bộ máy chuyên sâu, có nhiệm vụ phân tích, xác định trọng điểm rủi ro về trị giá hải quan làm căn cứ để áp dụng biện pháp kiểm tra trị giá hải quan phù hợp theo đối tượng hàng hóa, doanh nghiệp.

Ngoài ra, Hải quan Việt Nam cũng đặt mục tiêu sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm tra trị giá trong quá trình làm thủ tục hải quan để đảm bảo phù hợp với hải quan số, hải quan thông minh; tiếp tục đơn giản hơn về thủ tục hành chính, các phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hoá xuất nhập khẩu; quy định trách nhiệm cung cấp thông tin, mối quan hệ giữa các đơn vị. Đồng thời, Tổng cục Hải quan xây dựng các quy trình, quy chế thu thập, cập nhật, trao đổi thông tin trong và ngoài ngành Hải quan, kiểm tra trị giá trong thông quan, sau thông quan; quy trình chuyển thông tin nghiệp vụ giữa các khâu quản lý trị giá hải quan; quy trình xử lý thông tin, đánh giá rủi ro về trị giá hải quan đối với hàng hóa, đối với doanh nghiệp; việc ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong quản lý trị giá hải quan,…

Hải quan Việt Nam sẽ ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Bigdata), phân tích thông minh (BI) trong việc so sánh, đối chiếu kiểm tra trị giá kê khai với dải giá tham chiếu để xác định các trường hợp rủi ro cần kiểm tra trực tiếp trị giá; ứng dụng công nghệ lưu trữ thông tin nhằm kết nối toàn bộ các khâu nghiệp vụ trong quy trình thủ tục hải quan đảm bảo xuyên suốt, nghiệp vụ kiểm tra trị giá được tự động hoàn toàn.

Tags:

相关文章