Phục hồi kinh tế,ươngtrìnhphụchồikinhtếsẽlàđộtphátrongthờigiantớdự đoán số ngày hôm nay phục hồi niềm tin Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế sẽ phải có quy mô đủ lớn, thời gian phù hợp Thủ tướng Phạm Minh Chính định hướng nhiệm vụ những tháng cuối năm |
Giải ngân chậm “chủ yếu do con người”
Đặt câu hỏi đầu tiên, đại biểu Vương Thị Hương (Hà Giang) đề nghị Thủ tướng cho biết giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng trong thời gian tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, phát triển hạ tầng là một vấn đề lớn, bao gồm từ hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, hạ tầng kinh tế - xã hội như hạ tầng y tế, hạ tầng giáo dục và gần đây là hạ tầng về chống biến đổi khí hậu...
Để phát triển hạ tầng, trước hết cần phải tổng kết, rà soát lại công tác triển khai, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thời gian vừa qua xem chúng ta đã làm được gì, chưa làm được gì, nguyên nhân khách quan, chủ quan ở đâu, để trên cơ sở đó xây dựng chiến lược quy hoạch để phát triển hạ tầng cho phù hợp. Quy hoạch này phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, gắn với chủ trương, đường lối của Đảng đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra.
Theo đó, phải hoàn thiện thể chế, các quy định, quy trình liên quan đến phát triển hạ tầng xem còn gì vướng mắc, còn cần phải bổ sung, hoàn thiện để có hành lang pháp lý đủ mạnh, đủ điều kiện để phát triển hạ tầng.
Thứ hai là cần phải phân tích tại sao giải ngân đầu tư công chậm trễ, nguyên nhân từ đâu. Cho rằng vấn đề này có nguyên nhân của Trung ương và của địa phương, song Thủ tướng cũng nêu rõ “chủ yếu là do con người”, vì vậy phải tiếp tục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển hạ tầng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính |
Thứ ba là nguồn vốn, thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện để huy động mọi nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực Nhà nước và tư nhân, lấy nguồn lực của Nhà nước làm vốn mồi dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư hạ tầng.
Thứ tư, tiếp tục đưa công nghệ vào phát triển hạ tầng nhằm đáp ứng các yêu cầu với mục tiêu nâng cao chất lượng, giảm giá thành.
Thứ năm là nhiệm vụ, giải pháp quản trị để làm sao không lãng phí, chống tiêu cực, công khai, minh bạch trong quá trình phát triển hạ tầng.
Nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở
Về công tác phòng chống dịch, đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đánh giá, đến nay tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát nhưng cũng còn nhiều khó khăn thách thức. Đại biểu đề nghị Thủ tướng cho biết chương trình hành động ứng phó với dịch Covid-19 trong thời gian tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, sau hai năm thực hiện chống dịch, Việt Nam đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. "Chúng ta có trả giá, có cái chưa được, qua chống dịch đã rút được nhiều kinh nghiệm và dần thích ứng, hiểu được dịch bệnh này", Thủ tướng nói.
Từ đó Chính phủ đã đưa ra được các trụ cột để phòng chống dịch, như: cách ly nhanh chóng, hẹp nhất, nhanh nhất có thể; xét nghiệm trên cơ sở đảm bảo khoa học, tiết kiệm, hiệu quả, an toàn; điều trị từ sớm, từ xa, từ cơ sở để ngăn chặn bệnh nhân chuyển nặng, giảm tử vong. Trên cơ sở 3 trụ cột này, Chính phủ đã hình thành công thức chống dịch, đầu tiên là 5K, rồi 5K + vắc xin, sau đó cộng thêm thuốc điều trị, công nghệ và đề cao ý thức người dân...
Theo Thủ tướng, "chúng ta đã tạm hình thành lý thuyết chống dịch". Trong chuyến công tác vừa qua, qua trao đổi với lãnh đạo các nước, Thủ tướng cũng đánh giá quá trình chống dịch dù chưa tổng kết "nhưng có bài bản". Trên cơ sở đó, chúng ta mạnh dạn và tự tin mở cửa.
Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng làm bộc lộ yếu kém là y tế dự phòng và y tế cơ sở, nên cần phải củng cố. Bày tỏ “lo nhất là nguồn nhân lực”, Thủ tướng chỉ ra rằng chúng ta có thể dành tiền mua trang thiết bị nhanh, sớm được nhưng đào tạo nguồn nhân lực ngành y phải mất nhiều năm. Vì vậy, sắp tới cần tập trung cho đào tạo nhân lực. Đồng thời có chính sách thu hút nguồn nhân lực được đào tạo này xuống cơ sở.
Đề cập đến làn sóng người lao động di cư vừa qua, đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) chất vấn Thủ tướng về các gói hỗ trợ, giải pháp liên kết vùng với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để giúp các tỉnh phát huy thế mạnh, giúp người dân an cư lạc nghiệp.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, dịch chuyển lao động là hiện tượng bình thường trong kinh tế thị trường, nhưng thời gian qua không bình thường ở chỗ quản lý Nhà nước còn có sơ hở, nên khi người lao động dịch chuyển đã gây áp lực cho các địa phương.
Để giải quyết vấn đề này, Thủ tướng cho rằng đầu tiên, Trung ương và địa phương phải phối hợp, xem xét lại năng lực y tế. Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực y tế cho các tỉnh này. Cùng với đó là tăng cường năng lực cung cấp vắc-xin, có các chính sách an sinh xã hội. Vừa qua, Chính phủ đã có các chính sách giúp các tỉnh giải quyết khó khăn.
Quyết sách căn cơ là tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân. Muốn làm được thì phải giải quyết nút thắt về hạ tầng. Cần chú ý gỡ nút thắt bao gồm giao thông đường bộ, trong đó có đường cao tốc, giao thông thủy nội địa; chống biến đổi khí hậu và hạ tầng y tế, giáo dục.
Vừa qua Chính phủ có Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. "Chính phủ đang suy nghĩ cơ chế để xin ý kiến cấp có thẩm quyền, phát triển căn cơ hạ tầng cho ĐBSCL. Từ đó mới có doanh nghiệp về đầu tư, tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế cho người dân. Khi người dân có công ăn việc làm thì yên tâm ở quê", Thủ tướng cho hay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trước Quốc hội |
Ổn định chính trị rất quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài
Cho biết cử tri đánh giá cao kết quả chuyến công du của Thủ tướng dự Hội nghị nghị COP26 tại Vương quốc Anh và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, đại biểu Hoàng Văn Liên (Long An) đề nghị Thủ tướng cho biết về giải pháp đột phá thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau đại dịch.
Nhắc lại về vai trò quan trọng của đầu tư FDI, Thủ tướng cho biết các giải pháp thu hút đầu tư đã được một số bộ trưởng trả lời chất vấn trước đó giải đáp rõ. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh giải pháp đột phá trước hết phải là hành lang pháp lý.
Qua trao đổi với các nhà đầu tư nước ngoài, Thủ tướng đánh giá mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam chính là yếu tố ổn định chính trị. Trong đó, ông nêu ví dụ về câu chuyện Ngân hàng Standard Chartered đầu tư 8 tỷ USD cho các dự án phát triển bền vững ở Việt Nam để nhấn mạnh quan điểm các nhà đầu tư bỏ ra số vốn rất lớn và họ muốn an tâm đầu tư lâu dài. “Vì vậy, ổn định chính trị rất quan trọng”, Thủ tướng nói.
Yếu tố thứ hai Thủ tướng nhấn mạnh là con người. Theo Thủ tướng, người Việt Nam cần cù lao động và rất linh hoạt, sáng tạo. Trong khi đó, chủ trương, đường lối của chúng ta cũng rất rõ khi lấy con người làm chủ thể, trung tâm, động lực và mục tiêu cho sự phát triển. Người đứng đầu Chính phủ cũng một lần nữa nhấn mạnh quan điểm “không hy sinh công bằng xã hội và môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần”.
Gói hỗ trợ “phi tài chính” có vai trò quan trọng
Trả lời đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) về phát triển kinh tế những tháng cuối năm, bên cạnh những nhiệm vụ thường xuyên, Thủ tướng cho biết chương trình phục hồi kinh tế sẽ là đột phá trong những tháng cuối năm. Hiện, Chính phủ tích cực xây dựng đề án theo một số định hướng.
Trước hết là nâng cao năng lực y tế, trong đó có y tế dự phòng và y tế cơ sở. Theo Thủ tướng một nguyên nhân tăng trưởng âm trong quý III/2021 là do chúng ta phải thực hiện các biện pháp hành chính về chống dịch.
Đồng thời, sẽ nghiên cứu thành lập quỹ cho phòng chống dịch, quỹ an sinh xã hội. Theo quy định hiện nay, khi xảy ra việc khẩn cấp cần sử dụng đến ngân sách gặp rất nhiều thủ tục hành chính. Việc thành lập quỹ theo luật pháp giúp chúng ta chủ động hơn. Tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh việc thành lập quỹ sẽ phải được bàn bạc và thống nhất cụ thể.
Hai nội dung tiếp theo là hỗ trợ doanh nghiệp và đầu tư hạ tầng. Theo đó, cần phối hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để vừa bảo đảm ổn định vĩ mô, giữ vững các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát, vừa tạo điều kiện cho tăng trưởng, mà theo Thủ tướng là “một bài toán khó”, cần phân tích kỹ lưỡng.
Ngoài ra, Thủ tướng còn nhấn mạnh “gói phi tài chính”, đó là cơ chế chính sách, là cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong phục hồi./.
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)