【lịch thi đấu cúp thổ nhĩ kỳ】Chiêu né đòn ác mẫu của phụ huynh

 人参与 | 时间:2025-01-26 03:56:54

Việc trẻ bị các bảo mẫu bạo hành có một phần trách nhiệm của những phụ huynh. Đó là quan điểm của bạn đọc Ngọc Lan gởi đến Báo Người Lao Động sau nhiều vụ bảo mẫu đối xử tàn tệ với trẻ thời gian qua.

 

Sau nhiều vụ trẻ bị bảo mẫu đánh đập mà đỉnh điểm là 2 cô giáo ở cở sở mầm non Phương Anh,êunéđònácmẫucủaphụlịch thi đấu cúp thổ nhĩ kỳ quận Thủ Đức – TP HCM, nhiều người lên án kịch liệt, từ 2 cô giáo hành xử độc ác đến Nhà nước lỏng lẽo trong quản lý… Mọi người chỉ đua nhau chửi rủa và lo lắng chuyện tìm nhà trẻ tin cậy cho con và thậm chí có người đã và sẽ cho tiền cô giáo để con mình được yên thân.

ac mau.vietq.vn.jpgCác “cô giáo” của cơ sở mầm non tư thục Phương Anh tát cháu nhỏ được gửi tại cơ sở này

Tuy nhiên, theo tôi, một bà mẹ đã có 1 đứa con gái lên 4 thì trong hoàn cảnh hiện tại, cách duy nhất để con an toàn khi ở trường là hãy dạy cho cháu trở thành một đứa trẻ ngoan. Ngoan trong ăn uống, ngủ, tắm, chơi đồ chơi và chơi với bạn.

Mọi người hãy nhớ rằng nhà trẻ không phải là nơi giữ con giúp chúng ta, nhà trẻ là một xã hội thu nhỏ mà bản thân con mình phải hòa vào đó, tự thích nghi để tồn tại.

Biếng ăn, đó là cái bệnh mà theo tôi hiện có đến 90% trẻ mắc phải, bất kể con nhà giàu hay nghèo. Nguyên nhân trẻ biếng ăn đa phần là do các bậc cha mẹ không tập cho con ăn uống bình thường từ khi còn nhỏ và nuông chiều cháu quá mức.

Chắc hình ảnh chiều chiều các bà mẹ cầm chén cơm đuổi theo lũ trẻ, dọa nạt, ép uổng, năn nỉ hẳn không xa lạ. Thử lùi lại 20 năm về trước, các bạn có thấy hình ảnh đó không? Không, hoặc rất ít. Ngày xưa mới lên 4 là chúng ta đã ngồi ăn cơm cùng gia đình, tự dùng muỗng múc ăn. Còn bây giờ, có trẻ đã vào lớp 1 mà cha mẹ còn phải theo đút, nếu không cháu bỏ ăn. Đó là chưa kể có cháu chỉ ăn cơm xay, không ăn rau, gia vị…

Và mọi người thử tưởng tượng, trong một lớp học chỉ cần có 2 đứa trẻ như vậy thì 2 cô bảo mẫu đến giờ cơm sẽ điên đầu nói gì đến 5-7 đứa. Vì vậy không có gì lạ khi điểm chung của những vụ bạo hành ở nhà trẻ là xảy ra vào giờ cơm.

Thời bây giờ con ít, kinh tế cũng khá giả nên nhiều người cưng con, không để con phải làm gì đụng đến móng tay. Kết quả là khi tới trường cháu không tự làm được bất cứ việc gì và cha mẹ giải quyết bằng cách đưa tiền cho cô giáo để cô giúp. Việc này không chỉ làm hư cô giáo mà làm hư chính con mình.

Tôi có quen một người bạn làm cô giáo mầm non đã được gần 20 năm. Chị ấy than: “Không hiểu sao trẻ bây giờ càng ngày càng hư, nói ngọt không được mà dọa nạt cũng không xong. Nhiều khi cáu quá phải đét vào mông chúng mấy cái nhưng sau đâu vẫn vào đấy. Nếu mắng vốn với phụ huynh thì họ nhìn mình bằng ánh mắt dò xét, hôm sau dúi cho ít tiền…”.

Con gái tôi từ nhỏ đã được tập ăn uống đúng giờ, ngồi có nơi có chỗ nên khi tới trường chuyện ăn uống cháu không làm khó các cô bảo mẫu. Tuy nhiên, tính cháu rất bừa bãi, hay vứt đồ chơi lung tung nên có lần đã bị cô giáo đánh khóc đến ướt nhẹp khăn mùi xoa. Dù rất giận cô giáo nhưng tôi không biết làm gì hơn là cố gắng rèn con tính ngăn nắp và nhiều lần mang cô giáo ra đe. Sau 1 năm đi học, giờ cái tính bừa bãi cháu đã cải thiện rất nhiều.

Người ta thường nói con cái bây giờ là con vàng, con ngọc. Cha mẹ cưng chìu con và vô tình dạy con thành trung tâm của vũ trụ. Khi cháu không chịu làm gì, nếu dỗ ngọt không được thì cũng nuông theo bất kể yêu cầu đó trái khoái như thế nào.

Với những đứa trẻ như thế, khi tới trường thì làm sao cháu có thể thích nghi vào một môi trường bình đẳng, không có cha mẹ bên cạnh; còn cô giáo, không sinh chúng ra làm sao có thể chìu chuộng chúng như chúng ta ở nhà.

Trẻ con vốn đáng yêu, ai nhìn mà không cưng. Vì vậy, không có người giữ trẻ nào lại đi làm cái nghề khó nhọc đó để đánh trẻ cho sướng tay. Tôi không biện hộ cho những bảo mẫu ác độc nhưng thử hỏi tại sao trẻ bị đánh? Vì chúng không ngoan, không chịu ăn. Vì sao chúng không ngoan, không ăn? Vì ở nhà chúng đã quen như vậy rồi!

Làm sao để trẻ không bị đánh khi tới trường? Trường mầm non nào cô giáo hiền lành, tử tế? Theo tôi, không có câu trả lời thỏa đáng nào cho những câu hỏi trên, bởi lẽ nghề bảo mẫu tốt cần nghiệp vụ và cái tâm.

Về nghiệp vụ, thử hỏi có cô giáo mầm non nào được đào tạo nghiệp vụ đút cơm cho những đứa trẻ biếng ăn, hay ngậm cơm, khi ăn phải xem nhảy Gangnam Style hoặc ngồi trên xe máy

 

Về cái tâm, trong thời buổi xã hội xuống cấp đáng báo động như thế này thì cô giáo như người thường đã quá mừng, còn cô giáo như mẹ hiền chắc chỉ còn trong câu hát.

Vì vậy, dù giận sôi gan những “ác mẫu” tàn độc, chỉ trích chính quyền địa phương quản lý lỏng lẻo, các bậc phụ huynh cũng nên nhìn lại cách dạy con của mình ở nhà và điều chỉnh.

Dù bạn giàu có, bạn có thừa thời gian để cưng chìu con nhưng đừng luôn miệng rằng “con cái chúng ta giỏi thật” mà nên nhớ rằng “con cái chúng ta khổ thật” để đưa cháu vào khuôn phép từ rất nhỏ để cháu tới trường là một đứa trẻ thật ngoan.

Việc này không chỉ giúp con cái chúng ta né được đòn roi mà còn đỡ khổ rất nhiều cho những người chọn nghề giữ trẻ, cái nghề khó khăn, cực nhọc trăm bề, nhất là trong cái thời đại “con vàng, con ngọc” như ngày nay.

Theo NLĐ

顶: 8261踩: 431