Vai trò then chốt của châu Á trong thế giới đa cực | |
Thay đổi lớn trên bàn cờ năng lượng thế giới | |
Thủ tướng Nhật: Châu Á đóng vai trò quan trọng với tương lai thế giới |
Tổng thống Mỹ đang thay đổi cách tiếp cận với châu Phi |
Hội nghị thượng đỉnh trước đó diễn ra vào năm 2014 dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Hội nghị thượng đỉnh mang tính bước ngoặt lần này đã tạo nền tảng cho 49 nhà lãnh đạo châu Phi và Liên minh châu Phi (AU) nêu bật những thách thức mới và lâu dài, đồng thời đưa ra những kỳ vọng và nguyện vọng chung của họ trong thế giới toàn cầu mới. Các nhà lãnh đạo châu Phi cũng đang tìm cách thuận tiện để đưa ra các định hướng phát triển của mình trong tương lai khi các thế lực bên ngoài cạnh tranh để giành ảnh hưởng kinh tế và chính trị nhất quán trên khắp châu Phi. Trong ngày đầu tiên nhậm chức, Tổng thống Biden đã công bố cam kết trị giá 55 tỷ USD cho châu Phi trong 3 năm tới trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỹ cũng tham vấn các đối tác châu Phi để thể hiện một kỷ nguyên hợp tác mới và cam kết rộng rãi về các vấn đề phát triển quan trọng nhất đối với châu Phi.
Ông Biden đang hối thúc việc trao một ghế trong nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cho AU - tổ chức đại diện cho 55 quốc gia châu Phi. Nam Phi hiện là thành viên duy nhất từ lục địa này. Ông Biden đã ủng hộ việc AU trở thành thành viên thường trực của G20 trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi, điều giúp tăng cường quan hệ kinh tế theo đúng nghĩa của nó.
Năm ngoái, thương mại hai chiều của Mỹ với châu Phi cận Sahara là 44,9 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2019, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực này giảm 5,3% xuống còn 30,3 tỷ USD vào năm 2021.
Vào tháng 1/2021, Khu vực Thương mại tự do lục địa châu Phi - được thiết kế để trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới tính theo khu vực khi nó hoạt động hết công suất vào năm 2030 - đã đi vào hoạt động và đạt được những tiến bộ. Sáng kiến này có thể sẽ trở thành một trụ cột chính trong việc tạo thuận lợi cho thương mại giữa Mỹ và châu Phi. Khối này có một thị trường tiềm năng với 1,3 tỷ người với GDP là 2,6 nghìn tỷ USD. Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Thượng viện về châu Phi Chris Van Hollen và Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện về châu Phi Karen Bass đã đề xuất luật nhằm tăng cường hỗ trợ của Mỹ để thực hiện khu vực thương mại tự do châu Phi. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng một chiến lược liên ngành, dài hạn về phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ kỹ thuật để thúc đẩy thương mại lục địa châu Phi. Đạo luật Cơ hội và tăng trưởng châu Phi, sẽ hết hạn vào năm 2025, cũng cho phép khoảng 30 quốc gia châu Phi tiếp cận miễn thuế với nền kinh tế lớn nhất thế giới với gần 7.000 sản phẩm.
Theo các báo cáo, hội nghị thượng đỉnh lần này nhằm “thực sự làm nổi bật cách Mỹ và các đối tác châu Phi đang tăng cường quan hệ đối tác và thúc đẩy các ưu tiên chung, đồng thời cho thấy sự phản ánh chiến lược của Mỹ đối với châu Phi cận Sahara và Chương trình nghị sự 2063 của AU, cả hai đều nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực trong việc đáp ứng những thách thức xác định của thời đại này”.
Một thực tế không thể đảo ngược là Mỹ đang mở rộng sự tham gia và quan hệ đối tác, xem xét năng lực thể chế và cách tiếp cận chiến lược hướng tới cung cấp một mối quan hệ toàn diện dựa trên sự tôn trọng và giá trị lẫn nhau, trong khi các nhà lãnh đạo châu Phi cũng đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và Chương trình nghị sự 2063 của AU.