【wolves đấu với man city】“Chìa khóa” hội nhập và phát triển

时间:2025-01-25 11:32:37来源:88Point 作者:World Cup

Bước nhảy về chất và lượng

Năm 1997,Chwolves đấu với man city trên địa bàn tỉnh chỉ có 1 cơ sở dạy nghề là Trường kỹ thuật nghiệp vụ cao su thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam nhưng đến nay đã có 24 cơ sở đào tạo nghề và cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Song song với việc phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cũng được đầu tư phát triển về số lượng, chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, chuyên môn của lao động. Số lượng và chất lượng đào tạo nghề cũng tăng hằng năm. Trước đây, Trường kỹ thuật nghiệp vụ cao su, Trường đào tạo nghề Bình Phước của tỉnh chỉ đào tạo đến công nhân kỹ thuật bậc 3/7. Hiện nay, đã nâng cấp thành trường cao đẳng tuyển sinh đào tạo từ trình độ sơ cấp đến trung cấp, cao đẳng. 

Được đào tạo có tay nghề nên các lao động trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Ảnh: Công nhân Công ty TNHH Leoch Super Power Việt Nam, Khu công nghiệp Becamex - Bình Phước hoàn thiện sản phẩm bình ắc quy

Bên cạnh đó, việc đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn được 41 ngàn người; trong đó, tỷ lệ lao động có việc làm hoặc làm công việc cũ nhưng hiệu quả và thu nhập cao hơn đạt trên 80%. Thị trường lao động luôn gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội, liên thông, kết nối giữa các khu vực, các vùng.

“Sứ mệnh cầu nối”

Mỗi giai đoạn đặt trong những bối cảnh, điều kiện cụ thể tỉnh đã có những chính sách phù hợp để phát triển thị trường lao động. Giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh thực hiện mục tiêu kiến tạo, liêm chính, hành động quyết liệt để phục vụ nhân dân và sự phát triển. Với tinh thần đó, các ngành từ cấp tỉnh đến huyện, xã đã tăng cường đổi mới, sáng tạo để mang lại niềm tin của nhân dân qua cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính. Giai đoạn này kinh tế - xã hội phát triển, kéo theo nhân lực lao động phục vụ phải luôn linh hoạt và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao.

Với chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động, tiếp nhận hồ sơ bảo vệ - giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp và dạy nghề, nhiều năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh trở thành cầu nối uy tín giữa người lao động và doanh nghiệp (DN), giúp thông tin thị trường lao động kết nối với các tổ chức, cá nhân.

Ông Trần Đại Kỳ, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho biết: Giai đoạn 2011-2020, trung tâm đã tổ chức tư vấn việc làm, học nghề cho 75.189 lao động, giới thiệu 5.471 lao động có việc làm mới, tổ chức 35 phiên giao dịch việc làm để kết nối 27.305 lao động tham gia giao dịch việc làm với 345 DN. Đồng thời, đã đào tạo nghề cho 2.502 lao động, tham gia cung ứng 733 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Để đáp ứng xu thế phát triển thị trường lao động, tỉnh xác định mục tiêu tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường lao động. Qua đó, góp phần huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, đảm bảo kết nối thị trường lao động trong nước với các nước trong khu vực.

“Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh xây dựng app việc làm Bình Phước, tổ chức tư vấn việc làm, học nghề, tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tiếp, online. Điều tra cung - cầu lao động để cung cấp thông tin, kết nối việc làm và học nghề. Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đa dạng hóa lĩnh vực giới thiệu việc làm, có sự tham gia của các DN có chức năng cho thuê lại lao động và giới thiệu việc làm” - ông Trần Đại Kỳ cho biết thêm.

“Thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm, tôi đã tìm được việc làm, đồng thời được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Hiện nay, việc tiếp nhận hồ sơ, tư vấn cho người lao động tại trung tâm được thực hiện rất nhanh, đúng quy định. Thậm chí thực hiện tư vấn, giải quyết các thủ tục qua hình thức trực tuyến rất tiện lợi cho người lao động” - chị Đỗ Thị Lan, nhân viên Công ty TNHH Việt Nam Fortune Technology International, Khu công nghiệp Đồng Xoài III chia sẻ.

Đầu tư tại Bình Phước từ năm 2016, công ty nhận được sự hỗ trợ của các ban, ngành tỉnh trong công tác tuyển dụng. Đặc biệt, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh là cầu nối hỗ trợ chúng tôi liên kết để tuyển dụng lao động. Chúng tôi đánh giá đây là kênh rất hiệu quả. Tuy nhiên, để phát triển lâu dài và ổn định thị trường lao động, chúng tôi mong muốn Bình Phước có nhiều chính sách thu hút thêm nguồn lao động ngoại tỉnh đến làm việc ổn định, đây là giải pháp giúp DN giải quyết “bài toán” lao động.

Anh Thái Tôn Thiên Phát, Trưởng phòng phát triển nguồn nhân lực, Công ty TNHH New Apparel Far Eastern (Việt Nam), Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú


Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, hiện Công ty TNHH New Apparel Far Eastern (Việt Nam), Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, huyện Đồng Phú đang duy trì với hơn 3.600 lao động. Trong đó, lao động Bình Phước chiếm 65%, còn lại lao động đến từ các tỉnh, thành khác. 

Đào tạo lao động đáp ứng xu hướng phát triển kinh tế vùng

Đào tạo nghề phải gắn với việc làm là nhiệm vụ xuyên suốt được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiều năm qua. Đơn vị có nhiều giải pháp mang tầm chiến lược nhằm đào tạo đội ngũ lao động, nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh cũng như khu vực theo từng giai đoạn. 

Các cơ sở dạy nghề trong tỉnh trước đây chỉ đào tạo khoảng dưới 1.000 học sinh, sinh viên và người lao động. Đến nay, quy mô tuyển sinh đào tạo trên 10 ngàn người, bao gồm tất cả trình độ. Ngành nghề đào tạo được mở rộng, chương trình đào tạo được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quan tâm xây dựng và phát triển để phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của DN, người sử dụng lao động. Đến nay, đã có trên 40 nghề tuyển sinh đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Bà Phạm Thị Mai Hương, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Bà Phạm Thị Mai Hương, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: Ngành đưa ra các chính sách và cơ chế phát huy các nguồn lực trong tỉnh và tranh thủ sự đầu tư của nước ngoài vào những ngành nghề, lĩnh vực thu hút nhiều lao động. Tiếp tục thực hiện chính sách của UBND tỉnh về thu hút đầu tư của DN trong lĩnh vực dạy nghề. Đối với các đơn vị đã tổ chức đào tạo nghề thực hiện theo hình thức phối hợp giữa 3 bên gồm: cơ sở đào tạo nghề, DN và người lao động. Tăng cường kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực giải quyết việc làm nhằm có cái nhìn toàn diện về công tác giải quyết việc làm, đánh giá đúng và đạt các chỉ tiêu đặt ra. Kết quả là trong 25 năm qua, tỉnh đã giải quyết việc làm cho 703.448 lượt lao động.

Việc lựa chọn nguồn nhân lực cũng được chú trọng từ khâu đầu vào để nâng cao chất lượng trong đào tạo cũng như tận dụng được ưu điểm về nguồn lao động trẻ trên địa bàn tỉnh bằng cách phối hợp với Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường công tác phân luồng hướng nghiệp cho học sinh THCS và THPT.

Hiện nay, Bình Phước trên đà phát triển, khẳng định vị thế chiến lược trong phát triển kinh tế vùng. Nguồn nhân lực chất lượng được xem là “chìa khóa” để hội nhập và phát triển. “Đơn vị đang xây dựng đề án đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cung ứng cho thị trường lao động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025, theo hướng đổi mới phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế của tỉnh cũng như khu vực trong thời gian tới” - bà Phạm Thị Mai Hương cho biết thêm.

相关内容
推荐内容