【avispa – urawa reds】Thủ tục kiểm tra chuyên ngành: Doanh nghiệp kêu khổ
时间:2025-01-10 09:18:14 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
Tuy nhiên,ủtụckiểmtrachuyênngànhDoanhnghiệpkêukhổavispa – urawa reds đại diện DN cũng cho rằng, thủ tục thông quan hàng hóa vẫn còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là thủ tục kiểm tra chuyên ngành liên quan đến nhiều bộ, ngành chức năng…
Dệt may vẫn vướng nhiều thủ tục
Bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nêu ý kiến, việc thực hiện cải cách thủ tục hải quan đã thật sự đóng góp vào việc cắt giảm thời gian làm thủ tục hải quan, giải phóng hàng, cắt giảm chi phí cho DN. Mặc dù vậy, trong quá trình thực thi Luật Hải quan cũng đã phát sinh bất cập, gây cản trở đến hoạt động xuất nhập khẩu của DN cần tháo gỡ.
“Các văn bản hướng dẫn thủ tục hải quan thường dài, thiếu sự ổn định làm cho cả cán bộ hải quan cũng như DN đều khó theo kịp yêu cầu. Có những vấn đề chưa được thể hiện rõ, gây nên nhiều cách hiểu khác nhau, có những vấn đề là do từ trình độ hiểu biết, kiến thức của những người thực hiện cả từ phía DN cũng như cán bộ hải quan…” - bà Đặng Phương Dung nói.
Cụ thể, liên quan đến vấn đề kiểm hóa khi bị luồng đỏ, theo quy định tại Điều 11 Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ, để giải phóng 1 lô hàng, cơ quan hải quan phải làm rất nhiều bước gây mất thời gian cho hải quan, DN và yêu cầu DN xuất trình nhiều giấy tờ.
Đó là, hải quan nơi mở tờ khai phải fax “Phiếu đề nghị kiểm tra hàng hóa” đến hải quan kiểm hóa hộ. Hải quan kiểm hóa hộ phải fax “ Phiếu ghi kết quả kiểm tra” đến hải quan mở tờ khai đồng thời niêm phong 1 “Phiếu ghi kết quả kiểm tra” đưa cho DN chuyển lại cho hải quan mở tờ khai nhập vào hệ thống để thông quan. Hải quan kiểm hoá yêu cầu DN xuất trình danh sách hàng hóa để kiểm tra thực tế hàng hóa.
Trước sự rườm rà này, bà Đặng Phương Dung kiến nghị, nên bỏ công đoạn fax đi fax lại văn bản, giấy tờ như quy định trên giữa cơ quan hải quan với nhau. DN cho đây là không cần thiết và mất quá nhiều thời gian để giải phóng một lô hàng. Đề nghị hải quan sử dụng công nghệ thông tin để có thể kết nối giữa các chi cục hải quan với nhau, có thể kiểm tra trên mạng để xác nhận kết quả kiểm tra của lô hàng;
“Nên bỏ công đoạn DN phải chuyển đến hải quan kiểm hóa hộ tờ khai 3D và danh sách hàng hóa khi hải quan kiểm hóa xong lô hàng, chuyển sang hải quan giám sát giải phóng hàng và giao cho DN “1 tờ kết quả kiểm hóa”. DN chuyển “1 tờ kết quả kiểm hóa” đến hải quan mở tờ khai cập nhật vào hệ thống tờ khai được thông quan (tờ khai 3D)…” - cũng theo bà Đặng Phương Dung.
Kiểm dịch nguyên liệu còn nhiều công đoạn
Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý Tổng cục Hải quan Ngô Mạnh Hải cho biết, bằng việc cải cách khai báo hải quan qua mạng, thời gian thông quan hàng hóa đã được rút ngắn đáng kể. Tuy nhiên đối với những lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành liên quan đến các bộ, ngành khác vẫn chưa được cải thiện.
Theo phân tích của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong khi thủ tục hải quan được tiết giảm thì thời gian kiểm dịch đối với nguyên liệu dệt may liên quan đến các bộ, ngành khác rất dài, qua nhiều công đoạn, chi phí cao, gây ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN.
Cụ thể, thời gian làm thủ tục 1 lô lông thú, lông vũ khi về Việt Nam phải qua vô số công đoạn: Gửi công văn lên Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn xin kiểm dịch động vật; tính từ khi gửi công văn đến khi có Chứng nhận kiểm dịch 5-7 ngày. Làm thủ tục xin đăng ký kiểm dịch, hun trùng tại cửa khẩu nhập 1 - 2 ngày (có phí kiểm dịch/hun trùng). Khi nhận được kết quả kiểm dịch hun trùng, DN gửi mẫu lên Viện Sinh thái Môi trường lấy kết quả xác định tên gọi và gửi kết quả xuống chi cục hải quan (2 - 3 ngày), phí giám định 3 triệu đồng/lần. Có trường hợp DN phải gửi mẫu cho Viện Hàn lâm (Hà Nội) để giám định mất 7 ngày. Thời gian hoàn thiện thủ tục lấy được hàng mất khoảng 10 - 15 ngày, nếu qua Viện Hàn lâm là 20 ngày. Như vậy DN sẽ phải trả phí lưu kho lưu bãi quá cao (15 - 20 triệu đồng cho một lô hàng nhập).
Về vấn đề này, Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị, để tạo thuận lợi cho DN, cần có sự kết nối giữa cơ quan hải quan với cơ quan quản lý/giám định chuyên ngành để cán bộ hải quan có thể lấy được kết quả kiểm tra chuyên ngành sớm nhất (online), không cần phải lấy kết quả bản gốc từ DN. Như thế hàng hóa sẽ rút ngắn được thời gian thông quan, tiết kiệm thời gian và chi phí cho DN. Đối với lông vũ/lông gia cầm (đã qua xử lý) có đầy đủ kiểm dịch động vật và C/O từ phía khách hàng, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề xuất xin bỏ kiểm dịch và hun trùng khi nhập khẩu về Việt Nam. Đối với lông gấu/lông cáo (đã qua xử lý) có đầy đủ kiểm dịch, C/O và tên khoa học không thuộc danh mục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) từ phía khách hàng đề nghị xin bỏ thủ tục kiểm dịch, hun trùng và giám định sinh thái.
Theo thống kê, thời gian kiểm tra thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan đã được đơn giản, rút xuống còn 28%; thủ tục kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành vẫn chiếm 72% tổng số thời gian kể từ khi hàng hóa cập cảng đến khi hàng hóa được thông quan. |
Phúc Hải
上一篇: FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
下一篇: Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
猜你喜欢
- Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực
- Nguyên Chủ tịch tỉnh Đồng Nai được bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ
- Phiên làm việc đầu tiên của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận tổ quốc Việt Nam lần thứ X
- Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
- Việt Nam bàn giao hài cốt quân nhân Mỹ
- Chống lãng phí
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại tỉnh Lạng Sơn
- Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3