当前位置:首页 > Cúp C1

【lich bong da vn】Doanh nghiệp phải lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia từ năm 2021

Ngân hàng “hy sinh” lợi nhuận,ệpphảilậpbáocáolợinhuậnliênquốcgiatừnălich bong da vn dành trích lập dự phòng rủi ro
Nhiều lợi thế để xuất khẩu của Việt Nam bứt phá trong năm 2021
Lễ công bố Top 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam
4334-dsc-0201
Cơ quan Thuế sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ của người nộp thuế. Ảnh: Thùy Linh.

Doanh nghiệp phải báo cáo lợi nhuận liên quốc gia

Nghi định 20/2017/NĐ-CP quy định người nộp thuế tại Việt Nam có công ty mẹ tối cao tại nước ngoài có nghĩa vụ lưu trữ và cung cấp cho cơ quan Thuế báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của công ty mẹ tối cao và cùng thời điểm nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Nghị định 132 mà Chính phủ mới ban hành đã có những quy định mới. Đó là người nộp thuế có nghĩa vụ liên quan đến báo cáo lợi nhuận liên quốc gia trong trường hợp người nộp thuế là công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ 18.000 tỷ đồng trở lên. Thời hạn nộp báo cáo cho cơ quan Thuế chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao.

Để đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết khi tham gia Diễn đàn chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) mà Việt Nam là thành viên, Nghị định 132 còn quy định: báo cáo lợi nhuận liên quốc gia nhận được qua hình thức trao đổi thông tin tự động nếu nhà chức trách có thẩm quyền của 2 nước có ký thoả thuận. Người nộp thuế chỉ phải cung cấp cho cơ quan thuế trong trường hợp nhà chức trách có thẩm quyền của 2 nước không ký thoả thuận.

Áp dụng quản lý rủi ro

Bên cạnh việc quy định trách nhiệm của doanh nghiệp có giao dịch liên kết, Nghị định 132 cũng quy định rõ về trách nhiệm của cơ quan Thuế trong vấn đề này.

Theo đó, cơ quan Thuế sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ của người nộp thuế, Đồng thời, tiếp tục áp dụng quản lý rủi ro trong việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có quan hệ liên kết và giao dịch liên kết; quản lý, sử dụng báo cáo lợi nhuận liên quốc gia và thông tin của người nộp thuế phục vụ công tác quản lý rủi ro, trao đổi thông tin theo quy định và cam kết của Việt Nam tại thỏa thuận quốc tế về thuế, không sử dụng để ấn định thuế.

Cơ quan Thuế căn cứ các nguyên tắc phân tích, so sánh, nguyên tắc và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được quy định tại Nghị định này và các thông tin kê khai nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp có giao dịch liên kết để thực hiện ấn định thuế trong các trường hợp như: người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế nhưng thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

Ngoài ra, cơ quan Thuế cũng có trách nhiệm tạo điều kiện cho người nộp thuế chứng minh, giải trình về số liệu, dữ liệu của đối tượng so sánh độc lập sử dụng trong Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

Trong trường hợp người nộp thuế không tuân thủ việc nộp tờ khai, kê khai thuế đối với giao dịch liên kết theo quy định, cơ quan Thuế có quyền thực hiện quyền ấn định thuế.

Theo các chuyên gia, môi trường chính sách rõ ràng và ổn định kết hợp với một cơ chế thực thi minh bạch dựa trên pháp luật và thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp cũng như thông lệ quốc tế chính là những kiến nghị và mong đợi của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trong bối cảnh đó, các cơ quan nhà nước trong quản lý thuế cần tăng cường năng lực của các cán bộ làm công tác thuế dể đánh giá được hành vi nào là hành vi sai trái; đồng thời, củng cố hệ thống công nghệ thông tin để khâu quản lý được công khai, minh bạch.

Ngày 5/11/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 132/2020/NĐ-CP nhằm đưa ra quy chế quản lý thuế chặt chẽ đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

分享到: