Quán tính suy yếu
Quán tính tăng giá là một trong những chỉ báo quan trọng nhất của một xu thế,ứngkhoántuầnSẵnsàngchonhịpđiềuchỉthi đấu bóng đá pháp dù là giảm hay tăng. Quán tính thể hiện là tốc độ thay đổi giá khi sức mạnh của bên mua hay bên bán thay đổi, đồng thời cũng thể hiện tâm lý của nhà đầu tư.
Quán tính đang thay đổi trong 2 tuần gần đây và nếu nhìn từ chỉ số, khác biệt lớn nhất trong thời gian này chính là tốc độ tăng chậm lại. Trong một xu thế tăng, tốc độ tăng chậm lại phản ánh thị trường có sự thay đổi trong đánh giá cơ hội từ phía nhà đầu tư. Nếu như giai đoạn đầu của tăng trưởng, phần lớn chấp nhận một cơ hội và họ mua vào, giá hầu như tăng liên tục. Ngược lại, ở giai đoạn đã tăng cao, bắt đầu có sự phân hóa trong đánh giá và ngày càng nhiều người bán ra, khiến phiên tăng phiên giảm đan xen, thậm chí phiên giảm chiếm nhiều hơn trong một chu kỳ giao dịch, chẳng hạn 1 tuần, hay 1 vòng T+3.
Trong tuần từ 7-11/3, VN-Index tăng 3,61 điểm, là tốc độ tăng chậm nhất trong vòng 4 tuần tăng liên tục kể từ khi tạo đáy giữa tháng 1/2015. Tuần này (14-18/3), VN-Index lại còn giảm 1,44 điểm, là tuần giảm đầu tiên trong chu kỳ tăng hiện tại. Đó là biểu hiện của quán tính tăng đang suy yếu.
Nếu nhìn riêng 2 tuần vừa qua, có thể thấy rõ tới 5 lần VN-Index vượt qua rồi lại để mất ngưỡng 580 điểm. Chỉ số này cũng đã có 10 phiên dao động tích lũy quanh mức 580 điểm kể từ lần chạm tới đầu tiên vào ngày 7/3 vừa qua. Chính 10 phiên này là đỉnh điểm của sự suy giảm quán tính vì VN-Index hầu như không thể gia tăng mức độ tăng điểm được nữa khi bị chặn lại tại ngưỡng 580 điểm.
Vì sao thị trường không thể, hay chưa thể vượt được 580 điểm và cứ mỗi lần VN-Index chạm tới vùng này là lại sụt giảm xuống? Nguyên nhân trực tiếp là có nhiều người bán hơn người mua tại khu vực này. Đó là hiện tượng thường thấy tại một vùng kháng cự, khi bắt đầu có nhiều nhà đầu tư cho rằng, mức tăng thế là đủ và họ chốt lời, cắt lỗ.
Thêm nữa quanh 580 điểm, thị trường đã gây ra nhiều tổn thương cho nhà đầu tư vì thời kỳ tháng 12 năm ngoái, hơn 1 tháng tích lũy mà không vượt được ngưỡng điểm số nói trên đồng thời thị trường lại có một nhịp giảm rất sâu. Nói theo ngôn ngữ thị trường, thì có một lượng hàng rất lớn kẹt tại đây và nhu cầu được giải tỏa tâm lý rất lớn. Đó là bản chất của một ngưỡng kháng cự.
Phiên giao dịch đặc biệt nhất phản ánh tâm lý bán ra này là ngày 17/3, khi thông tin FED chưa tăng lãi suất tạo nên một đợt bùng nổ tăng mạnh mẽ khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. VN-Index đã lên cao nhất 583,53 điểm nhưng đóng cửa lại đánh mất quán tính tăng, chỉ còn 579,26 điểm.
Không thể đổ lỗi cho các giao dịch của ETF vì hôm đó, nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua ròng qua các giao dịch khớp lệnh 21,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận cũng mua ròng 206,5 tỷ đồng. Chỉ có thể lý giải hiện tượng trồi sụt đó là do áp lực bán tăng lên từ phía nhà đầu tư trong nước, những người bị kẹt quanh ngưỡng 580 điểm trước đó, cộng với nhu cầu chốt lời tăng tại ngưỡng này.
Điều chỉnh đến đâu?
Phải khẳng định ngay rằng thị trường chứng khoán luôn có những bất ngờ, VN-Index hoàn toàn vẫn có cơ hội tăng vượt 580 điểm nếu như các cổ phiếu lớn vẫn tăng. Do đó những cổ phiếu vốn hóa lớn nhất là yếu tố then chốt của kịch bản tích cực này.
Tuy nhiên kịch bản này không phải không gặp những khó khăn. Trước hết là VNM, cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường tuần qua đã tăng được 1,5%, nhưng đang đứng trước ngưỡng kháng cự quan trọng là đỉnh 140.000 đồng, vốn là đỉnh cao nhất của sóng tăng tháng 11 năm ngoái. VNM trong tuần cũng đã có ngày chạm tới 140.000 đồng và cũng đánh mất giống hệt VN-Index không qua được 580 điểm.
Cổ phiếu vốn hóa lớn thứ 2 là VCB, cũng đang đối diện với ngưỡng đỉnh ngắn hạn quanh 44.000 đồng và tuần qua cũng không thể nào vượt qua được. Cổ phiếu vốn hóa lớn thứ 3 là GAS, bất chấp động lực mạnh mẽ từ giá dầu tăng, cũng đang đối diện đỉnh 48.000 đồng và chưa vượt qua được. Cổ phiếu vốn hóa lớn thứ 4 là VIC, tuần qua bị xả mạnh, giảm 2,9%.
VN-Index có thể điều chỉnh về quanh khu vực 555-560 điểm. |
Những cổ phiếu vốn hóa liền sau đó như CTG, BID, MSN, BVH cũng đều đang bị bán mạnh và giảm giá trong tuần.
Như vậy các cổ phiếu trụ lớn nhất đều đang gặp khó khăn đáng kể. Nếu những mã này không tăng thêm được, VN-Index sẽ mất đi sức mạnh. Thậm chí, nếu nhóm blue-chips suy yếu đi –vì hầu hết đang đối diện đỉnh ngắn hạn – thì khả năng thị trường điều chỉnh còn gia tăng.
Việc thị trường xảy ra kịch bản điều chỉnh cũng không phải là là điều gì quá ghê gớm. Luôn có những nhịp giảm trong một xu thế tăng. Có thể nhìn lại quá khứ của sóng tăng hiện tại để thấy rằng nhiều nhịp giảm đã xuất hiện trước đó. Chẳng hạn nhịp điều chỉnh đầu tiên trong quá trình phục hồi tại đáy kéo dài 6 phiên, nhịp điều chỉnh tại ngưỡng 560 điểm kéo dài 4 phiên và hiện tại, nhịp điều chỉnh chưa diễn ra tại ngưỡng 580 điểm, nhưng quá trình đi ngang cũng đã kéo dài 10 phiên.
Kịch bản điều chỉnh nếu xảy ra, có thể sẽ là nhịp điều chỉnh rõ ràng đầu tiên trong sóng tăng hiện tại. Những lần điều chỉnh trước tương đối ngắn và không quá 3% tính theo VN-Index. Trên lý thuyết, nhịp điều chỉnh lần này có thể tìm về ngưỡng hỗ trợ gần nhất ở quanh 555-560 điểm, vốn là ngưỡng kháng cự đã được vượt qua hồi cuối tháng 2. Đây cũng là ngưỡng điều chỉnh tương đương 38,2% của sóng tăng hiện tại.
Dĩ nhiên kịch bản điều chỉnh cũng giống kịch bản tăng tiếp, không thể nào chắc chắn 100% về khả năng xảy ra. Các ngưỡng điểm số tính toán chỉ mang tính tương đối. Tuy nhiên tại các ngưỡng này thường có xác suất xảy ra lớn hơn và thị trường có phản ứng rõ ràng hơn.
Trọng Nghĩa