【nhận định brentford】Khai phá tiềm năng tỷ USD từ các ngành kinh tế sáng tạo
Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Tuy nhiên,átiềmnăngtỷUSDtừcácngànhkinhtếsángtạnhận định brentford Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những thách thức lớn khi mô hình tăng trưởng truyền thống dựa trên gia tăng vốn, lao động phổ thông, đất đai, tài nguyên thiên nhiên dần chạm ngưỡng giới hạn.
“Trong bối cảnh ấy, chúng ta phải không ngừng đổi mới, cả về tư duy, cách làm và mô hình để “sáng tạo” ra những không gian mới cho tăng trưởng kinh tế”, TS. Nguyễn Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khẳng định.
Chia sẻ tại Hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu “Phát triển kinh tế sáng tạo: Xu hướng, kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị đối với Việt Nam” do CIEM tổ chức ngày 26/4, Viện trưởng Nguyễn Thị Hồng Minh cho biết khái niệm kinh tế sáng tạo đã ra đời và liên tục điều chỉnh trong hơn ba thập kỷ qua.
Theo báo cáo nghiên cứu do CIEM phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) thực hiện, các ngành kinh tế sáng tạo nước ta gồm có thủ công mỹ nghệ; thời trang và thiết kế; nghệ thuật ẩm thực; nghệ thuật biểu diễn; nghệ thuật tạo hình; phim và truyền thông; công nghệ thông tin và kỹ thuật phần mềm; du lịch và di sản văn hóa; âm nhạc và giải trí; xuất bản và văn học; sáng tạo nội dung số (blog, vlog, podcast và tạo nội dung trên mạng xã hội); tiếp thị và quảng cáo số...
Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), ông Nguyễn Anh Dương cũng đã công bố kết quả sơ bộ của báo cáo, cho thấy điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế sáng tạo ở Việt Nam.
Hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu “Phát triển kinh tế sáng tạo: Xu hướng, kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị đối với Việt Nam” do CIEM tổ chức ngày 26/4 tại Hà Nội. |
Các điểm mạnh bao gồm: di sản văn hóa phong phú và đa dạng; dân số trẻ, năng động và thành thạo công nghệ; những thay đổi chính sách tích cực đối với các mô hình kinh tế mới.
Các điểm yếu bao gồm: hạn chế cố hữu về nguồn vốn, đặc biệt là trong các lĩnh vực sáng tạo truyền thống; thiếu nhiều kỹ năng liên quan đến kinh tế sáng tạo ở không ít nhóm chủ thể sáng tạo (đặc biệt là người trung niên và người cao tuổi, phụ nữ, các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn...); những bất cập về kết cấu hạ tầng “cứng” và “mềm” cho phát triển kinh tế sáng tạo.
“Báo cáo sẽ tiếp tục được CIEM hoàn thiện, để tham mưu cho Chính phủ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng thông qua phát triển kinh tế sáng tạo. Đặc biệt là hướng tới xây dựng một chiến lược quốc gia về kinh tế sáng tạo”, T.S Hồng Minh nhấn mạnh.
Cũng theo báo cáo, trên thế giới, kinh tế sáng tạo phát triển theo xu hướng chủ yếu là xuất khẩu hàng hoá sáng tạo và xuất khẩu dịch vụ sáng tạo.
Xuất khẩu hàng hoá sáng tạo trên thế giới tăng từ 208 tỷ USD năm 2002 lên 524 tỷ USD vào năm 2020, trong đó châu Á là khu vực xuất khẩu lớn nhất từ năm 2007. Cơ cấu hàng hoá sáng tạo xuất khẩu đã sự thay đổi đáng kể từ năm 2006 đến nay. Xuất khẩu đĩa CD, DVD, băng, báo và tài liệu in khác giảm đáng kể, trong khi xuất khẩu các phương tiện truyền thông và ghi âm trò chơi điện tử tăng mạnh.
Trong khi các nước phát triển thống trị xuất khẩu nghệ thuật thị giác và nghe nhìn thì các nước đang phát triển thống trị xuất khẩu thiết kế và thủ công mỹ nghệ.
Xuất khẩu dịch vụ sáng tạo trên thế giới đã tăng từ 487 tỷ USD năm 2010 lên gần 1.100 tỷ USD vào năm 2020. Xuất khẩu các dịch vụ sáng tạo đã vượt xa xuất khẩu hàng hoá sáng tạo do sự gia tăng mạnh mẽ trong xuất khẩu phần mềm, dịch vụ nghiên cứu và phát triển cũng như số hóa một số hàng hoá sáng tạo.
Các nước phát triển có thế mạnh trong xuất khẩu dịch vụ sáng tạo hơn các nước đang phát triển, song khoảng cách giữa hai nhóm quốc gia này đang dần thu hẹp.
Để phát triển kinh tế sáng tạo ở Việt Nam trong thời gian tới, báo cáo đưa ra nhiều kiến nghị cho Việt Nam, trong đó đề cao việc cần hoàn thiện khung chính sách vững chắc để nuôi dưỡng kinh tế sáng tạo, gắn với tạo không gian, động lực và sự yên tâm cho các chủ thể sáng tạo. Đồng thời, Việt Nam cần tăng cường đầu tưvào cơ sở hạ tầng và công nghệ số; tiếp tục phát triển thị trường trong nước và quốc tế cho các sản phẩm sáng tạo của Việt Nam.
(责任编辑:La liga)
- ·Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- ·Ngành Thuế tập trung kiểm tra hồ sơ hoàn thuế GTGT
- ·Vietnam Airlines muốn xử nghiêm vụ hành khách đánh nhân viên tại Nội Bài
- ·‘Đấu trường’ barista thu hút tài trợ của nhiều ông lớn ngành cà phê
- ·Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong
- ·Nữ tình báo lấy vợ mới cho chồng, hàng chục năm hoạt động bí mật
- ·Việt Nam đứng thứ năm về thiệt hại do thiên tai
- ·Hà Tĩnh đề nghị chuyển đường tỉnh thành Quốc lộ 15D và 12D
- ·Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết
- ·Con gái ‘đại gia đồng nát’ đam mê làm giàu, tự hào khoe lâu đài 70 tỷ
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Ngành Thuế tập trung kiểm tra hồ sơ hoàn thuế GTGT
- ·Đắk Lắk đề nghị đầu tư 1.835 tỷ đồng để cải tạo Quốc lộ 29
- ·Hà Nội phấn đấu thu trên 3.500 tỷ đồng tiền sử dụng đất
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Bí kíp giữ nhan sắc ‘trẻ hơn tuổi thật’ của các hotgirl
- ·Hỗ trợ hơn 377.000 kg gạo cho tỉnh Yên Bái
- ·Lươn đồng xứ Nghệ: Thưởng thức một lần rồi nhớ mãi, cứ muốn quay trở lại
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Dân số Việt Nam sẽ đạt mốc 100 triệu vào năm 2025