您现在的位置是:La liga >>正文

【bóng đá kết quả cúp c1 châu âu】Mỹ, Nga ca tử vong cao nhất thế giới; Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu vaccine

La liga2人已围观

简介Ca tử vong vọt tăng gấp đôi tại Mỹ, cao kỷ lục tại NgaNhân viên y tế Israel chuyển bệnh nhân COVID-1 ...

Ca tử vong vọt tăng gấp đôi tại Mỹ,ỹNgacatửvongcaonhấtthếgiớiẤnĐộđẩymạnhxuấtkhẩbóng đá kết quả cúp c1 châu âu cao kỷ lục tại Nga
Chú thích ảnh
Nhân viên y tế Israel chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Jerusalem ngày 15/8/2021.

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 14/10 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 239.857.588 ca, trong đó có 4.887.834 người tử vong.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong trong ngày tiếp tục xu thế chững lại trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch “nóng nhất” ở châu Á và châu Âu đều chứng kiến số ca tử vong và mắc mới có xu thế giảm.

Chỉ còn vài nước tình hình vẫn đáng ngại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta. Trong số này, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Nga và Brazil số ca mắc mới vẫn cao. Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới với trên 70.000 ca, trong khi số ca tử vong bất ngờ tăng lên trên 1.400 trường hợp. Mỹ và Nga là hai nước có số ca tử vong trong ngày 13/10 cao nhất thế giới, với lần lượt 1.434 và 984 trường hợp.

Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 217 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 17 triệu ca và trên 80.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 13/10, thế giới có 118 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 98 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ “zero COVID-19” sang “sống chung với COVID-19”, trong đó một số nước sự kiến sẽ thông quan từ tháng 11 tới.

Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum cho biết nước này cũng đang cẩn trọng cân nhắc kế hoạch bước vào trạng thái bình thường mới trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng cao hơn. Ủy ban dân sự - chính phủ, bao gồm các chuyên gia dân sự và quan chức chính phủ, đã được thành lập để đưa ra kế hoạch "sống chung với COVID-19". Thủ tướng Kim cho biết chính phủ sẽ chuẩn bị để coi COVID-19 là một căn bệnh truyền nhiễm có thể kiểm soát được, qua đó khôi phục đời sống bình thường cho người dân. Ông cũng khẳng định chưa thể bỏ ngay khẩu trang và chính phủ vẫn để ngỏ chuẩn bị cho tình huống dịch bệnh xấu hơn, cũng như xem xét biện pháp dùng thẻ vaccine cho phép người dân tiếp cận nhiều hơn các nơi công cộng.

Chính phủ Australia cho biết bang New South Wales (NSW) có thể nới lỏng thêm các hạn chế ở thành phố Sydney sớm hơn một tuần so với kế hoạch vào ngày 18/10, trong bối cảnh bang đông dân nhất nước này đang đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 hướng đến mốc 80% dân số tiêm đủ 2 mũi.

NSW đặt mục tiêu đạt tỷ lệ tiêm chủng 80% dân số vào khoảng cuối tháng 10 này, theo đó nhiều quy định hạn chế sẽ được nới lỏng. Tuy nhiên, mốc 80% được cho là có thể đạt được vào cuối tuần này, sớm hơn dự kiến. Nhà chức trách bang trước đó cam kết sẽ nới lỏng thêm các hạn chế đối với những người đã tiêm phòng COVID-19 vào thứ Hai đầu tiên sau khi đạt mốc này.

Hiện chính quyền bang vẫn chưa cho phép những người chưa tiêm vaccine ra khỏi nhà cho đến ngày 1/12/2021. Australia được cho là đã duy trì được số ca mắc COVID-19 ở mức khá thấp, với tổng cộng 133.400 ca ghi nhận cho đến nay, trong đó có 1.478 ca tử vong.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân ở Ahmedabad, Ấn Độ.

Tại New Delhi, Ấn Độ mới đây đã nối lại việc xuất khẩu một lượng nhỏ vaccine COVID-19 và sẽ gia tăng đáng kể hoạt động xuất khẩu trong vài tháng tới khi nguồn dự trữ trong nước tăng lên và nhu cầu tiêm chủng giảm dần.

Đại sứ quán Ấn Độ tại Tehran cho biết công ty Ấn Độ Bharat Biotech đã chuyển một triệu liều vaccine Covaxin do hãng này sản xuất đến Iran vào tuần trước. Ấn Độ cũng đã cung cấp vaccine cho Nepal sau khi New Delhi quyết định nối lại xuất khẩu vaccine và tập trung nỗ lực này vào các quốc gia láng giềng.

Theo nguồn tin chính quyền ngày 13/10, đến nay Ấn Độ đã xuất khẩu trở lại khoảng 4 triệu liều vaccine COVID-19. Con số này khá khiêm tốn so với nỗ lực ngoại giao vaccine tích cực được Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi phát động đầu năm, trước khi làn sóng COVID-19 thứ hai bùng lên tại Ấn Độ và buộc nước này phải đình chỉ việc xuất khẩu.

Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) đang sản xuất 220 triệu liều Covishield (của AstraZeneca)/tháng, tăng từ 150 triệu trong tháng 8.

Trong khi đó, Bharat Biotech đang cung cấp 30 triệu liều/tháng và dự kiến con số này sẽ tăng lên 50 triệu trong tháng tới. Ông Paul nhấn mạnh: “Có thể hình dung về một lượng lớn vaccine có sẵn trong năm tới. Chúng tôi kỳ vọng vaccine sản xuất tại Ấn Độ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó với đại dịch này trên thế thế giới”.

Ấn Độ là nước sản xuất vaccine lớn nhất thế giới. Ông Paul cho biết thêm nước này sẽ vượt mốc tiêm 1 tỷ liều vaccine COVID-19 trong 2-3 ngày tới kể từ khi triển khai chiến dịch tiêm chủng cho tất cả người trưởng thành hồi tháng 1/2021. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý Ấn Độ không có kế hoạch tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường cho dù nguồn cung trong nước đang gia tăng.

Tại châu Âu, Phó Thị trưởng thủ đô Moskva (LB Nga), bà Anastasia Rakova cho biết thành phố này sẽ triển khai dự án thử nghiệm xét nghiệm nhanh COVID-19 đối với học sinh phổ thông và mẫu giáo.

Theo đó, học sinh từ lớp 1 đến lớp 11, cũng như học sinh mẫu giáo tại 10 trường học, sẽ được xét nghiệm 2 tuần một lần. Học sinh trung học phổ thông trở lên có thể tự tiến hành xét nghiệm có giáo viên giám sát, trong khi phụ huynh có thể tự xét nghiệm cho con mình tại trường trước sự chứng kiến của nhân viên nhà trường.

Trước đó, thủ đô Moskva đã khai trương 20 điểm xét nghiệm nhanh miễn phí cho người dân thủ đô tại các trung tâm hành chính một cửa, điểm công cộng và trung tâm mua sắm.

Chú thích ảnh
Công nhân làm việc trên dây chuyền sản xuất vaccine Sinovac của công ty dược Saidal ở tỉnh Constantine, Algeria, ngày 29/9/2021.

Ở châu Phi, Algeria đã quyết định mở lại các tuyến vận tải hành khách đường biển đến Pháp và Tây Ban Nha sau khi tạm dừng vào năm ngoái do đại dịch COVID-19. Bộ Giao thông vận tải Algeria cho biết công ty vận tải biển ENTMV Algerie Ferries sẽ nối lại các tuyến tàu thủy chở khách đến Alicante (Tây Ban Nha), từ ngày 21/10 và đến Marseille (Pháp), từ ngày 1/11.

Việc lên lịch cho các tuyến khác sẽ được nhà chức trách Algeria xem xét tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh của nước này. Số ca mắc mới ở đất nước gần 44 triệu dân này đã giảm mạnh trong những tuần gần đây, tạo điều kiện thuận lợi để chính phủ dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế.

Đến nay Algeria đã ghi nhận tổng cộng hơn 215.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.855 ca tử vong.

Tại khu vực Trung Đông, Bộ Y tế Israel cho biết số ca mắc COVID-19 ở mức độ nghiêm trọng tại nước này đã giảm khoảng 60% trong 3 tuần qua. Tuy nhiên, đáng chú ý là đa số các ca tử vong là những người chưa được tiêm vaccine phòng bệnh.

Số liệu thống kê của bộ trên cho thấy trước đây mỗi ngày tại nước này có khoảng 100 bệnh nhân mắc COVID-19 chuyển nặng phải điều trị tích cực, hiện con số này giảm còn 32 bệnh nhân.

Hệ số lây nhiễm R trong tháng qua liên tục dưới 1, cho thấy xu hướng dịch bệnh ngày càng được kiểm soát. Trong tuần qua, tại Israel ghi nhận 92 ca tử vong vì COVID-19, trong đó 70% là những người chưa tiêm phòng vaccine.

Tại châu Mỹ, Mỹ thông báo từ tháng 11 tới sẽ dỡ bỏ hạn chế đi lại bằng đường hàng không tới 33 quốc gia, áp dụng với những người đã tiêm phòng vaccine đầy đủ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, các du khách quốc tế cần có giấy chứng nhận tiêm các loại vaccine ngừa COVID-19 đã được các cơ quan quản lý của Mỹ hoặc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép.

Tại Mexico, ngày 13/10, Tổng thống Andrés Manuel López Obrador đã kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẩn trương phê chuẩn tất cả các loại vaccine đã chứng minh được hiệu quả trong việc ngăn ngừa COVID-19.

Phát biểu trước báo giới, nhà lãnh đạo Mexico cũng kêu gọi WHO hành động một cách thận trọng, tôn trọng bằng chứng khoa học và tránh thành kiến về chính trị và tư tưởng trong việc phê duyệt vaccine. Tuyên bố trên được Tổng thống López Obrador đưa ra sau khi chính phủ Mỹ và Mexico đạt thỏa thuận mở cửa biên giới trên đất liền vào tháng 11 tới cho mọi hoạt động đi lại của công dân đã tiêm các loại vaccine được WHO phê chuẩn.

Hiện nay, một bộ phân không nhỏ người dân Mexico được tiêm vaccine Sputnik V của Nga và CanSino của Trung Quốc, do đó số người này sẽ không thể nhập cảnh vào Mỹ chừng nào các loại vaccine này chưa được các cơ quan y tế thế giới công nhận.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 13/10, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 22.970 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước; Trong khi tổng số ca tử vong tới nay tăng lên trên 270.200 người.

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á đang tiếp tục xu thế hạ nhiệt, số ca mắc mới và tử vong tại các nước đi ngang trong mấy ngày gần đây. Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Brunei, Lào và Việt Nam.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á tiếp tục là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, “quốc gia vạn đảo” ghi nhận trên 1.000 ca bệnh mới và chỉ có 48 ca tử vong.

Chú thích ảnh
Khách tham quan Cung điện Hoàng gia Thái Lan ở Bangkok.

Diễn biến dịch cũng bớt nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Ngày 13/10, Philippines chứng kiến số ca mắc mới cao thứ hai và ca tử vong cao nhất Đông Nam Á. Malaysia từng là điểm nóng song 1 ngày qua chỉ ghi nhận 4,712 ca mắc mới. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia.

Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ không công bố số liệu dịch bệnh. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.

Chỉ còn Thái Lan là vẫn đáng ngại, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 13/10 ghi nhận thêm trên 10.000 ca bệnh mới, cao nhất khu vực. Trong khi số ca tử vong là 82 người, đứng thứ ba toàn khối.

Campuchia có xu thể dịch đi ngang mấy ngày trước đây, với 272 bệnh nhân mới và 15 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, Campuchia đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.

Tương tự, Singapore tuyên bố sẽ mở rộng Chương trình Hành lang du lịch cho khách đã tiêm đủ liều vaccine (VTL), mở cửa đường biên giới và không yêu cầu cách ly với những người đã tiêm đủ vaccine từ 9 quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ gồm Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Italy, Đan Mạch, Hà Lan và Tây Ban Nha từ ngày 19/10 tới đây. Ngoại ra, Singapore sẽ giảm bớt các yêu cầu xét nghiệm PCR với người nhập cảnh.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 270.223 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 429 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên trên 12,6 triệu ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là trên 11,9 triệu trường hợp.

Nhìn chung, toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 8/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới, trong khi 3 nước không công khai số liệu.

Tags:

相关文章