【soi kèo.mu】Tổ hương và ngôi mộ thân sinh Nguyễn Đình Chiểu ở Thừa Thiên Huế
Bia mộ cụ Nguyễn Đình Huy được con cháu tạo dựng năm 1994
Nguyễn Đình Huy,ổhươngvàngôimộthânsinhNguyễnĐìnhChiểuởThừaThiênHuếsoi kèo.mu sinh ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Tý (09/02/1793), nguyên quán làng Bồ Điền, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1820, vua Minh Mạng cử Tả quân Lê Văn Duyệt giữ chức tổng trấn Gia Định, Nguyễn Đình Huy theo vào làm thư lại ở Văn hàn ty của Lê Văn Duyệt. Ở quê nhà, Nguyễn Đình Huy đã lập gia đình với bà Phan Thị Hữu, sinh hạ một con trai và hai người con gái. Vào Gia Định một thời gian, ông tiếp tục kết duyên cùng bà Trương Thị Thiệt, quê ở thôn Tân Thới, tổng Dương Hòa Thượng, hạt Gia Định[1], sinh hạ được 4 trai, 3 gái. Nguyễn Đình Chiểu là con trai đầu lòng, sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (tức ngày 01/7/1822).
Tháng 8/1832, Tả quân Lê Văn Duyệt mất khi còn đang tại chức. Do có công lớn nên được Minh Mạng truy tặng: Tá vận công thần, Đặc tiến Tráng võ tướng quân, Tả quân Đô thống phủ… và tổ chức lễ an táng theo điển lệ của triều đình đối với công thần. Nhưng sau đó, Bạch Xuân Nguyên, Bố chính sứ Phiên An (tức Gia Định) tỏ ra hà khắc, thường xuyên truy xét, bới vạch việc đã qua của Lê Văn Duyệt và thủ hạ. Quá bất bình nên đêm 18/ 5/1833, Lê Văn Khôi, con nuôi của Lê Văn Duyệt nổi dậy chiếm thành Phiên An, giết Bạch Xuân Nguyên và một số quan lại ở nơi đây. Từ vụ binh biến của Lê Văn Khôi, Lê Văn Duyệt mặc dù đã chết nhưng cũng bị một số quan lại trong triều bới móc việc cũ để luận tội. Lê Văn Duyệt bị triều đình quy kết phạm 7 tội danh lớn đáng chém. Mồ mả bị san phẳng và dựng tấm bia khắc 8 chữ lớn: “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ” (Chỗ hoạn quan lộng quyền là Lê Văn Duyệt chịu tội chết)[2].
Khi xảy ra sự kiện Lê Văn Khôi chiếm thành Phiên An, Nguyễn Đình Huy đã bỏ trốn ra Huế nên bị cách hết chức tước. Sau đó ông lén trở vào Nam đưa Nguyễn Đình Chiểu về quê nội. Lúc đó, cậu bé Chiểu mới 11 tuổi. Từ Gia Định đến Huế dài cả ngàn cây số, chắc chắn rằng nhiều lần cụ Nguyễn Đình Huy phải cõng cậu Chiểu trên lưng.
Về Huế, cậu Chiểu được cha gửi cho người bạn đang làm chức Thái phó để tiếp tục việc học tập. Cậu Chiểu ở Huế 8 năm, chuyên tâm học hành cho đến năm 18 tuổi (1840) thì trở lại Gia Định tiếp tục “xôi kinh nấu sử”, chờ khoa thi năm Quý Mão (1843). Khoa thi này, Nguyễn Đình Chiểu đỗ tú tài khi vừa tròn 21 tuổi. Cậu Tú Chiểu được một gia đình họ Võ hứa gả con gái, nhưng cậu lại muốn tiếp tục theo sự nghiệp khoa cử, đợi đến khi “công thành danh toại” mới lập gia thất cho trọn câu “tiểu, đại đăng khoa”[3].
Năm 1847, ông lại trở ra Huế lần thứ hai, tiếp tục trau dồi kinh sử, đợi dự chính khoa kỳ thi hương năm Kỷ Dậu (1949). Nhưng chưa đến kỳ thi thì nhận được tin thân mẫu là bà Trương Thị Thiệt qua đời (10/12/1848), Nguyễn Đình Chiểu cùng em trở về Gia Định chịu tang mẹ. Trên đường đi, thương mẹ hiền tuổi mới 48 đã vội lìa xa cõi thế, ông đau buồn, khóc thương, rồi bị ốm nặng dẫn đến mù đôi mắt. Về nhà chịu tang thân mẫu, công danh lỡ làng, hôn thê lại bội ước. Sau khi mãn tang mẹ, Nguyễn Đình Chiểu mở trường dạy học, làm thuốc, và sáng tác thơ văn. Cho đến nay, những áng văn chương thắm đẫm tính nhân văn và tinh thần yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu như: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc… vẫn luôn sống mãi cùng hậu thế.
Về phần cụ Nguyễn Đình Huy, thân sinh cụ Đồ Chiểu, tuy một cảnh hai quê, nhưng ông vẫn làm tròn phận sự của người chồng, người cha đối với vợ con ở cả hai nơi, Thừa Thiên và Gia Định[4].Đối với dòng họ Nguyễn Đình ở Bồ Điền, Nguyễn Đình Huy là dòng trưởng thuộc phái nhất. Vì vậy, việc tế tự ở từ đường dòng họ ông phải lo toan. Hai tập văn cúng (bằng chữ Hán Nôm) trong dịp họ Nguyễn Đình tổ chức trai đàn (đám chay) vào năm Tự Đức thứ 20 (1867) còn lưu ở nhà thờ có ghi: “醮主耳孫阮廷揮” (Tiếu chủ nhĩ tôn Nguyễn Đình Huy) [(chủ tế trai đàn, chắt(trên đời thứ 8) Nguyễn Đình Huy)]. Lúc này, cụ Huy đã 74 tuổi, là tộc trưởng họ Nguyễn Đình (làng Bồ Điền) lúc bấy giờ. Cụ Nguyễn Đình Huy mất ở Bồ Điền (không rõ năm). Phần mộ cụ được táng ở xứ Bàu Ao, nằm phía bên trên (hậu đầu) ngôi mộ ngài tổ họ Nguyễn Đình. Nhưng cho đến nay, nơi an nghỉ của thân sinh Nguyễn Đình Chiểu vẫn còn là nấm mồ đất. Năm 1994, con cháu mới dựng tấm bia với nội dung: “NGUYỄN ĐÌNH TỘC
ĐỆ NHẤT PHÁI
ĐỆ NHỊ CHI
HIỂN CAO TỔ KHẢO
NGUYỄN ĐÌNH HUY
KỴ NGÀY 21-10 –ÂL
ĐỒNG BỔN CHI
PHỤNG LẬP
1994”
Nguyễn Đình Chiểu được UNESCO vinh danh là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nhân loại. Đây là vinh dự lớn đối với Nhân dân Việt Nam. Hai lần về sống và học tập ở quê cha Thừa Thiên Huế hơn 10 năm, Nguyễn Đình Chiểu đã thấm nhuần một phần văn hóa của quê hương nguồn cội. Có thể nói rằng, văn hóa Huế đã góp phần hình thành nên nhân cách một nhà thơ, một nhà văn hóa lớn của Việt Nam.
Mẹ mất, Nguyễn Đình Chiểu vượt ngàn cây số về chịu tang, khóc thương mẹ đến mù mắt. Nhưng đến khi cha mất, vì mắt mù nên không thể trở lại tổ hương để chịu tang cha, chưa một lần được thắp nén hương trên nấm mồ của người cha thân yêu. Nguyễn Đình Chiểu không biết được rằng trên dưới 150 năm nay, nơi an nghỉ của cha mình vẫn là nấm mồ đất.
Nhân 200 năm kỷ niệm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 2022), mong rằng dòng họ, chính quyền địa phương, các tổ chức cơ quan ở Thừa Thiên Huế hãy cùng góp nén hương tri ân cụ Nguyễn Đình Huy, người cha đã có công nuôi dạy một người con làm nên sự nghiệp lớn - một danh nhân văn hóa thế giới.
Bài, ảnh: Nguyễn Thế
[1] Sách“Nam kỳ địa hạt tổng thôn danh hiệu mục lục” san định năm Nhâm Thìn (1892) của Tòa Thống đốc Nam kỳ; Nxb Tổng hợp TP. HCM; 2017; Tr 50 ghi: Thôn Tân Thới thuộc tổng Dương Hòa Thượng, hạt Gia Định.
[2] Quốc sử quán triều Nguyễn (2004) Đại Nam thực lục chính biên - tập 4, Nxb Giáo dục, tr.815.
[3] Đại đăng khoa: thi đỗ (làm quan); tiểu đăng khoa: cưới vợ. Đây là ước mơ của các sĩ tử ngày xưa.
[4] Nguyễn Đình Huy cùng bà Trương Thị Thiệt tiếp tục sinh hạ 3 người con trai vào các năm: 1837, 1839, 1841.