当前位置:首页 > Cúp C2

【cúp thụy điển】Nhà nông Bù Đốp với nỗi lo tiêu mất mùa, rớt giá

Những năm qua, ncúp thụy điển chính loại cây này đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu và trở thành tiềm lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, năm nay năng suất và giá tiêu giảm mạnh khiến nông dân gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Đức Cường ở ấp 1, xã Thanh Hòa có gần 1 ha tiêu trên 10 năm, do hạn hán năm 2016 kéo dài, cùng những cơn mưa trái mùa trong lúc tiêu ra hoa làm ảnh hưởng lớn đến năng suất vườn. Đến thời điểm này, gia đình ông Cường đã thu hoạch xong mùa vụ, tuy nhiên sản lượng giảm đáng kể so với năm trước. Ông Cường cho biết: Năm ngoái gia đình thu được trên 2,5 tấn hạt tiêu khô thì năm nay chỉ được gần 1 tấn. Trên 80% hộ trồng tiêu trong khu vực cũng trong hoàn cảnh tương tự.

Bà Nguyễn Thị Nghi lo lắng khi đại lý thu mua nông sản của bà còn tồn hơn 10 tấn hạt tiêu khô chưa thể xuất bán

Năm 2012, gia đình bà Lê Thị Phượng ở thôn 4, xã Thiện Hưng vay vốn ngân hàng đầu tư trồng hơn 800 trụ tiêu. Mặc dù đã chăm bón đúng quy trình kỹ thuật nhưng đến thời kỳ cho trái thì nắng hạn kéo dài khiến vườn tiêu chết dần, hiện vườn của bà chỉ còn 300 trụ. Dự kiến năm nay gia đình thu gần 1 tấn để trang trải nợ nhưng hiện vườn đã thu hoạch xong mà sản lượng chỉ được hơn 2 tạ. Bà Phượng nói: “Tiêu đang chết mà lại giảm giá nên tôi không biết lấy gì để trả nợ ngân hàng”.

Giá tiêu đang xuống rất thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến người trồng cũng như các đại lý thu mua nông sản. Chị Lê Thị Thân, ấp 3, xã Thành Hòa có 2.000 trụ tiêu, trong đó 1.600 trụ đang cho thu hoạch, vụ mùa đầu tiên năng suất đạt gần 2 tấn/ha. Chị Thân cho biết: Để chăm sóc vườn tiêu từ lúc trồng đến thu hoạch gia đình đã đầu tư trên 200 triệu đồng từ khâu làm đất, mua giống, trụ sống đến phân bón, làm cỏ... Đầu mùa giá tiêu dao động từ 110-120 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí gia đình thu lãi ít. Tuy nhiên từ giữa vụ đến nay giá tiêu không ngừng lao dốc. Hiện giá tiêu trên thị trường Bù Đốp chỉ còn 90 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí gia đình không có lời, nếu không bán sẽ không có tiền tái đầu tư chăm sóc vườn.

Còn đại lý của bà Nguyễn Thị Nghi ở tổ 5, khu phố Thanh Bình, thị trấn Thanh Bình, có 20 năm chuyên thu mua nông sản và là một trong 5 đại lý thu mua nông sản lớn nhất trên địa bàn thị trấn Thanh Bình cũng gặp nhiều khó khăn do tiêu mất giá. Bà Nghi nói: Thời điểm này năm trước mỗi ngày đại lý của tôi thu mua trên 3 tấn hạt tiêu khô. Năm nay tôi muốn mua nhưng nông dân không muốn bán vì giá thấp. Mặt khác, đại lý muốn bán tiêu cho các doanh nghiệp lớn họ cũng không dám mua vì lo sợ giá xuống sẽ thua lỗ. Hiện đại lý của tôi còn tồn hơn 10 tấn hạt tiêu khô không thể xuất ra thị trường.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bù Đốp: Năm 2015, Bù Đốp có trên 3.152 ha hồ tiêu, năng suất đạt 2,8 tấn/ha; năm 2016 tăng lên thành 4.372 ha, năng suất 2,3 tấn/ha. Hiện nay, diện tích hồ tiêu trên địa bàn huyện ngày càng mở rộng, năng suất trung bình năm 2017 tiếp tục giảm khoảng 30% càng làm cho người trồng tiêu ở Bù Đốp thêm phần khó khăn. 

Thạc sĩ Nguyễn Văn Bắc, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Bù Đốp cho biết: Chúng tôi khuyên người dân nên nắm chắc kỹ thuật trước khi trồng tiêu. Trạm thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật; định hướng trồng đa canh đa cây, thành lập các hợp tác xã sản xuất tiêu bền vững, cùng người dân tìm đầu ra cho sản phẩm... Đồng thời tuyên truyền người dân xóa bỏ thói quen sản xuất ồ ạt chạy theo thời giá, sản lượng mà quên đi vấn đề cốt yếu giúp sản phẩm nông nghiệp tồn tại trên thị trường chính là chất lượng; khuyến cáo nông dân chọn chất đất thật phù hợp để trồng cây đạt năng suất cao. Hiện có rất nhiều cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nên việc chuyển đổi cây trồng hợp lý có thể giảm rủi ro cho nông dân trong quá trình canh tác nông nghiệp.

Đức Trung

分享到: