您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【lịch thi đấu vô địch quốc gia hàn quốc】Chuyện về pho tượng bằng gỗ trầm hương dát vàng trong chùa cổ ở Thái Bình

Cúp C1826人已围观

简介Pho tượng gỗ trầm hương dát vàngChùa Keo (Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình) không chỉ là địa điểm du lịch ...

Pho tượng gỗ trầm hương dát vàng

Chùa Keo (Duy Nhất,ệnvềphotượngbằnggỗtrầmhươngdátvàngtrongchùacổởTháiBìlịch thi đấu vô địch quốc gia hàn quốc Vũ Thư, Thái Bình) không chỉ là địa điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng ở Việt Nam với kiến trúc độc đáo mà còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị.

{ keywords}
Một góc chùa Keo (Vũ Thư, Thái Bình)

Đặc biệt, chùa gắn liền với câu chuyện về cuộc đời Thiền sư Không Lộ - vị đại sư có công phò trợ Lý Công Uẩn lên ngôi vua và bức tượng bằng gỗ trầm hương dát vàng.

Ông Nguyễn Văn Khánh - người dân xã Duy Nhất, đồng thời là người trông coi chùa Keo chia sẻ: “Trong các tài liệu cổ lưu tại chùa, trước khi xuất gia, Thiền sư Không Lộ làm nghề chài lưới nên trong điện thờ Phật có một chiếc thuyền tượng trưng, dùng vào dịp lễ hội, rước kiệu”.

Năm 1061, Thiền sư Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang Tự tại Giao Thủy (Nam Định). Tên nôm của Giao Thủy là làng Keo nên chùa còn được gọi là chùa Keo.

Sau gần 500 năm, nước sông Hồng dâng to, cuốn trôi cả làng mạc lẫn ngôi chùa.

Một bộ phận dân cư nơi đây chuyển đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện (Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định), xây dựng nên ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Dưới (Keo Hạ).

Một nửa dân làng chuyển sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ (nay là xã Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình) và cũng dựng một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng). Chùa khởi công vào năm 1630, còn có tên chữ là “Thần Quang Tự”. Đây chính là ngôi chùa chứa pho tượng cổ của Thiền sư Không Lộ.

{ keywords}
Ông Nguyễn Văn Khánh - người trông coi chùa Keo.

Về lịch sử pho tượng này, ông Khánh cho biết: “Thiền sư Không Lộ mất vào thời vua Lý Nhân Tông, tại Nam Định. Trong thời gian Thiền sư ốm, đệ tử và người dân trong làng đã dùng gỗ trầm hương để tạc chân dung ngài.

Các đệ tử mới hoàn thành xong phần đầu và phía trước của tượng. Sau đó họ dừng lại không tạc nữa bởi Thiền sư mất trước khi tượng hoàn thành. Sau này, bức tượng được dát vàng, phủ bên ngoài là áo cà sa của Thiền sư Không Lộ. Dân làng gọi đó là “Thánh tượng”. Hài cốt của Thiền sư hóa thành xá lợi.

Khi trận lụt cuốn trôi chùa Keo cũ ở Nam Định, chùa Keo Thượng (Thái Bình) xây xong, xá lợi và pho tượng trầm hương được đưa về đây thờ phụng.

{ keywords}
Pho tượng phục dựng gần giống nguyên mẫu. 

Hiện, xá lợi được thờ trong am còn bức tượng đặt trong hậu cung của chùa. Quanh năm hậu cung được khóa kín cửa.

Đại Đức Thích Thanh Quang - Trụ trì chùa Keo chia sẻ, ba năm một lần nhà chùa tổ chức tắm tượng và thay áo cho ngài vào đêm trước khi diễn ra lễ hội.

Một cụ già trong Ban Khánh tiết của làng sẽ cùng với nhà chùa tiến hành thay áo.

Người được lựa chọn phải hội đủ tiêu chuẩn: Ba tháng chay tịnh dưới sự chứng kiến của nhà chùa, thân thể luôn sạch sẽ, lời nói nhẹ nhàng, không văng tục…

Nghi thức tắm tượng được thực hiện rất nghiêm ngặt. Tượng được rước từ hậu cung ra, dùng nước dừa pha với tinh dầu bưởi, nước gừng để tắm và thiếp vàng lại cho tượng.

{ keywords}
Đại đức Thích Thanh Quang (áo vàng) - Trụ trì chùa Keo.

Đặc biệt, mọi người phải tuyệt đối giữ kín những gì đã thấy khi tiến hành thay áo và tắm cho tượng “Thánh”. Đến nay, những điều phải giữ kín là gì, không ai dám nói ra.

“Sau này, do nhu cầu chiêm bái tượng của du khách và Phật tử quá lớn, nhà chùa đã mời nghệ nhân đến, phục dựng một bức tượng khác nhưng bằng chất liệu đồng. 

Tượng mới gần giống nguyên mẫu từ khuôn mặt, kích thước và thần thái. Bức tượng mới phục dựng được đặt trên ban thờ trước cửa cung cấm”, Đại đức Thích Thanh Quang kể.

Ngoài pho tượng cổ này, chùa Keo còn bảo quản một bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng.

Tương truyền, đây là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ. Ba vỏ ốc được Thiền sư nhặt được khi làm nghề đánh cá, sau này tu hành, ngài dùng làm chén uống nước.

Giếng cổ trong sân chùa

Bên cạnh cổ vật, chùa Keo còn có huyền tích về chiếc giếng cổ. Giếng xếp từ 36 cối đá thủng, từng dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa xưa kia.

Ông Khánh cho hay, chùa được khởi công từ năm 1630 đến năm 1632 thì hoàn thành. Với nhiều hạng mục công trình, theo phán đoán phải có đội ngũ thợ lên tới nghìn người mới làm xong nhanh chóng như vậy.

{ keywords}
Bên trong lòng giếng, ta thấy rõ những cối đá thủng nhô lên khỏi mặt nước.

Họ đào giếng, lấy nước sử dụng. Nhát cuốc đầu tiên, một dòng nước trong veo phụt lên, cao hơn đầu người.

Đội thợ làm liên tục không biết mệt. Sáng mặt trời chưa mọc đã thấy tiếng đục đẽo vang lên và chỉ dứt vào nửa đêm.

Quá trình dựng chùa, người ta lấy cối đá giã gạo, nấu cơm cho thợ ăn. Chùa xây xong cũng là lúc 36 cối đá thủng hết. Nhóm thợ dùng những cối đá thủng, gia cố lại giếng như ngày nay.

{ keywords}
Khu vực cảnh quan xung quanh giếng nước. 

Nước trong giếng quanh năm đầy ắp, vị ngọt mát. Nước giếng chỉ dùng trong những dịp trọng đại như: Tắm tượng, các nghi lễ cúng lớn trong năm.

Hiện nhà chùa cho làm lưới giăng và khung thép, tránh lá cây rụng xuống giếng, làm bẩn nước. Do có nhiều trẻ con trong làng vào chơi, khung bảo vệ cũng tránh được việc trẻ ngã xuống giếng, gặp tai nạn đuối nước.

{ keywords}
Nhà chùa làm lồng sắt bảo vệ, đậy trên miệng giếng. 

Bí mật trong 3 ngôi đền, chùa cổ ở Hưng Yên

Bí mật trong 3 ngôi đền, chùa cổ ở Hưng Yên

Phố Hiến, chùa Chuông, đền thờ Chử Đồng Tử... mỗi di tích đều chứa đựng những truyền thuyết huyền bí, thấm đẫm màu sắc văn hóa từ ngàn xưa.

Tags:

相关文章