| TheàodệtmayHànQuốcgiữvữngngôiđầubảti so wapo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ngành dệt may đã thu hút tổng cộng 19,286 tỷ USD vốn FDI. |
Hàn Quốc giữ ngôi đầu Năng lực xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đã gia tăng rất nhanh trong những năm qua và một yếu tố quan trọng làm nên sự trưởng thành đó là lượng vốn FDI khủng được đổ vào ngành này. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ngành dệt may đã thu hút tổng cộng 19,286 tỷ USD vốn FDI. Dù vài chục quốc gia có hoạt động đầu tưvào ngành dệt, nhuộm, may tại Việt Nam, nhưng chỉ có 5 quốc gia/vùng lãnh thổ có đầu tư trên 1 tỷ USD, gồm: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc và British Virgin Islands. Là quốc gia có lượng vốn FDI hùng hậu nhất tại Việt Nam, Hàn Quốc cũng giữ luôn ngôi vương trong làn sóng đầu tư dệt may, với tổng vốn đăng ký đầu tư vào ngành này lên tới 4,798 tỷ USD, với 464 dự án. Đứng ở vị trí thứ hai, Đài Loan đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam gần 3 tỷ USD, với 132 dự án. Hồng Kông giữ vị trí thứ ba, với tổng vốn 2,395 tỷ USD, gồm 147 dự án. Trung Quốc đầu tư 2,116 tỷ USD, với 197 dự án. British Virgin Islands có 70 dự án, tổng vốn đầu tư 1,607 tỷ USD. Một số quốc gia có hoạt động đầu tư vào dệt may tại Việt Nam khá nhộn nhịp với quy mô vốn từ 350 - 850 triệu USD như Singapore (834 triệu USD), Samoa (793 triệu USD), Thổ Nhĩ Kỳ (660 triệu USD), Nhật Bản (434 triệu USD), Seychelles (484,9 triệu USD), Vương quốc Anh (372 triệu USD). Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho hay, ngành dệt may có được năng lực sản xuất như hiện nay là nhờ vào nguồn vốn FDI. Các tập đoàn lớn đến từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… đã giúp ngành dệt may hòa nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là sang các thị trường Mỹ, EU, làm thay đổi đáng kể cơ cấu xuất khẩu. FDI giữ “phần hồn” xuất khẩu Sự đổ bộ của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may đã khiến năng lực sản xuất và quy mô xuất khẩu tăng nhanh. Năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt trên 36 tỷ USD, tăng 16,1% so với năm 2017, trong đó, khối FDI nắm giữ khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong Báo cáo gửi Quốc hội mới đây, nói về tình trạng xuất khẩu còn phụ thuộc quá nhiều vào doanh nghiệpFDI, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh thừa nhận, so với khối doanh nghiệp trong nước, thì khối doanh nghiệp FDI sở hữu những lợi thế rõ rệt về các yếu tố sản xuất. Điều quan trọng, sản phẩm của các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam nằm trong chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu, nên khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng tốt hơn khối doanh nghiệp trong nước. Chẳng hạn, Tập đoàn Hansae (Hàn Quốc) vào Việt Nam năm 2000 với nhà máy đầu tiên đặt tại Tây Ninh, đến nay, tập đoàn này đã có 3 nhà máy tại Việt Nam (tại Củ Chi, Tiền Giang và Tây Ninh). Ba nhà máy của Tập đoàn Hansae hiện tạo việc làm cho trên 20.000 lao động và đạt kim ngạch xuất khẩu vài trăm triệu USD/năm. Tại miền Bắc, Công ty TNHH May Tinh Lợi cũng đang đầu tư xây dựng dự án may thứ 3 tại Tứ Kỳ (Hải Dương), quy mô 28 triệu sản phẩm/năm, với tổng vốn đầu tư 39 triệu USD. Dự án dự kiến hoàn thành sau 36 tháng xây dựng. Với chiến lược mở rộng năng lực sản xuất, Công ty TNHH May Tinh Lợi đang dồn sức đầu tư để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 800 triệu USD/năm trong vài năm tới và là doanh nghiệp may mặc lớn nhất cả nước. Một loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tếÁ - Âu và sắp tới đây, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được phê chuẩn, đi vào thực thi… sẽ tiếp tục đưa dệt may vào tầm ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài, do có lợi thế về thị trường xuất khẩu và giảm thuế. Dù vậy, trong giai đoạn tới, việc thu hút FDI vào ngành dệt may cần tập trung vào các dự án thượng nguồn, sản xuất nguyên phụ liệu để giảm dần phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. |