Trong những năm gần đây để ứng phó có hiệu quả với nguy cơ hiệu ứng nhà kính,Đầutưtrựctiếpnướcngoàivớinềnkinhtếthứ hạng của hibernian nhiệt độ trái đất tăng đã xuất hiện thuật ngữ “nền kinh tếxanh” (Green Economie) với nội hàm của phát triển bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội, đồng thời đầu tưvào năng lượng tái tạo, nông nghiệp bền vững, giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm môi trường.
Phát triển nhà máy điện gió tại các tỉnh phía Nam hiện phù hợp với Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh của Chính phủ. Ảnh: Đức Thanh Chuyển sang nền kinh tế xanh đòi hỏi phải thay đổi chính sách và giải pháp thu hút FDI phù hợp với Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh (Chiến lược) của Chính phủ nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên , bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái để đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất của quá trình tái sản xuất.
-I-
Ngày 25/09/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 với 3 mục tiêu:
1) Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao;
2) Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu;
3) Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.
Trên cơ sở Chiến lược và thông điệp của tổ chức Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) về “FDI low carbon”, tổng kết thu hút FDI trong 25 năm (1988- 2012), Chính phủ đã đề ra định hướng FDI vào linh tế xanh với nhiều giải pháp mới, do vậy đã đạt được những thành quả đáng khích lệ.
Nhiều doanh nghiệpFDI tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ xanh (green technology) từ các nước công nghiệp cho Việt Nam, có trách nhiệm xã hội cao trong việc bảo vệ và tuân thủ luật pháp liên quan đến môi trường, đem lại nhận thức về nền kinh tế xanh cho nhân viên trong quá trình hoạt động.
Theo Thời báo Financial Times tháng 7/2015, với 8,14 điểm, Việt Nam dẫn đầu các thị trường mới nổi khác về thu hút vốn FDI trong lĩnh vực tăng trưởng xanh; các vị trí tiếp sau thuộc về Romania, Hungary, Malaysia và Thái Lan.
Tuy vậy, hệ số tiêu hao năng lượng tính trên 1% tốc độ tăng trưởng mặc dù đã giảm từ 2,1 trong những năm đầu thiên niên kỷ mới xuống khoảng 1,3 hiện nay, nhưng vẫn còn cao hơn nhiêu so với yêu cầu của nền kinh tế xanh. Việc tiếp nhận quá nhiều dự ánFDI trong một số ngành công nghiệp cổ điển như xi măng, sắt thép, lọc dầu, điện than làm gia tăng nhanh chóng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, tác động tiêu cực đến môi trường. Việc thu hút FDI vào năng lượng tái tạo, điện mặt trời, điện gió vẩn còn khá khiêm tốn, mặc dù nước ta được đánh gia là có nhiều tiềm năng.
Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh của Chính phủ nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái để đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. 顶: 49233踩: 262相关文章
- Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- Từng bước nâng cao năng suất chất lượng ngành công nghiệp chế biến thủy sản
- Lạng Sơn áp dụng phương thức giao nhận hàng hóa ‘không tiếp xúc’ với Trung Quốc
- Bùng nổ ngày hội mua sắm cuối năm với cơn mưa vé 0 đồng từ Vietjet
- Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến cáo khẩn về việc xe nông sản đổ dồn về cửa khẩu
- Petrovietnam tăng cường dự báo, giảm thiểu tác động tiêu cực của khủng hoảng chính trị thế giới
- PV GAS quyết tâm giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt ngành công nghiệp khí
- Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- Du ngoạn Quy Nhơn rinh quà tết rước lộc xuân cùng Bamboo Airways
评论专区