设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > La liga > 【bongdatruc tuyen】Đất lành chim đậu 正文

【bongdatruc tuyen】Đất lành chim đậu

来源:88Point 编辑:La liga 时间:2025-01-25 11:53:27

Tạo thế cho đất lành

Ông Nguyễn Văn Trượng,Đấtlagravenhchimđậbongdatruc tuyen Giám đốc Công ty TNHH Thăng Long, Khu công nghiệp (KCN) Minh Hưng - Hàn Quốc, huyện Chơn Thành kể: Năm 2001, tôi từ TP. Hồ Chí Minh lên Đồng Phú để bắt đầu sự nghiệp. Thế nhưng, mãi đến năm 2005, doanh nghiệp (DN) của tôi mới hoàn thiện được cơ sở hạ tầng vì giao thông và hạ tầng kỹ thuật của Đồng Phú lúc này rất kém. Kế đó là việc vận chuyển nguyên liệu từ cảng về và sản phẩm từ công ty đi rất khó khăn, đẩy giá thành sản xuất tăng cao. Vì vậy, tôi quyết định chuyển về KCN Minh Hưng - Hàn Quốc vào năm 2009, bởi ở đây hạ tầng đã rất hoàn thiện. Hôm nay trở lại Đồng Phú, tôi hoàn toàn bất ngờ vì sự thay đổi, từ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Đặc biệt, trên địa bàn huyện có 2 KCN quy mô lớn với cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật hiện đại đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn từ nước ngoài đến hoạt động.

Năm 2020, Bình Phước tổ chức thành công hội nghị xúc tiến đầu tư quy mô lớn, thu hút hàng trăm doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư tại tỉnh

Còn ông Peter Yu (Đài Loan, Trung Quốc) khi còn là Hiệp lý Công ty TNHH New Apparel Far Eastern Việt Nam, đóng tại KCN Bắc Đồng Phú, huyện Đồng Phú thì cho biết, ông đã đi nhiều tỉnh, thành để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Thế nhưng, khi đến Bình Phước, ông rất ấn tượng về mảnh đất và con người nơi đây. Đặc biệt là hệ thống giao thông được kết nối liên hoàn, nguồn nhân công dồi dào, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, sự quan tâm và gỡ khó cho doanh nghiệp kịp thời của lãnh đạo tỉnh… nên ông đã quyết tâm dừng chân lập nghiệp tại KCN Bắc Đồng Phú.

Để có được những ghi nhận nêu trên là cả một quá trình phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân Bình Phước trong những năm qua. Ngay từ những ngày đầu mới tái lập tỉnh, Bình Phước rất chú trọng các vấn đề quy hoạch, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, địa bàn, quy hoạch xây dựng… 

Từ những quy hoạch đã được phê duyệt, Bình Phước dần hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng và hạ tầng kỹ thuật. Song song đó, tỉnh đã ban hành chính sách ưu đãi đầu tư và tập trung xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn và tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư, hình thành các vùng nguyên liệu, sẵn sàng nguồn nhân lực, “trải thảm đỏ” mời gọi các DN, tập đoàn kinh tế lớn trong, ngoài nước đến hợp tác đầu tư. 

Đại bàng hội tụ

Mỗi khi được nghe các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ chia sẻ, chúng tôi đã hình dung ra được chặng đường vượt khó của Bình Phước sau ngày tái lập tỉnh. Cụ thể, năm 1997, toàn tỉnh chỉ 1 DN có vốn đầu tư nước ngoài, 4 nhà máy chế biến mủ cao su của 5 công ty cao su nhà nước và 31 cơ sở chế biến hạt điều, xí nghiệp khai thác đá tư nhân nên giá trị sản xuất công nghiệp của Bình Phước chỉ đạt 75 tỷ đồng. Hoạt động nông, lâm nghiệp chiếm hơn 70% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nên tổng thu ngân sách nhà nước trong năm 1997 của Bình Phước chỉ được 172 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 2,6 triệu đồng/người/năm, một con số thấp nhất cả nước.

Năm 1997, toàn tỉnh chỉ có 1 doanh nghiệp FDI, đến nay đã thu hút được 346 doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh. Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH Apparel Far Eastern (Việt Nam), KCN Bắc Đồng Phú trong giờ làm việc.

Tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ chia sẻ: Bằng việc phát huy nội lực, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, những bước đi phù hợp… nên từ một địa bàn dự trữ chiến lược, Bình Phước đã trở thành động lực phát triển, là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Quả thật, nhìn lại chặng đường 25 năm qua, Bình Phước ngày càng đón nhiều “đại bàng về làm tổ”. Đến nay, Bình Phước có 15 KCN với tổng diện tích 6.061 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 71,5%, trong đó có 8 khu đạt tỷ lệ lấp đầy trên 90%. Toàn tỉnh đã thu hút 9.741 DN, với tổng vốn gần 171.894 tỷ đồng và 346 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn trên 3.579 triệu USD, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2021 đạt 6,32%. 

Các nhà đầu tư trên đất Bình Phước hiện nay không chỉ bó hẹp trong không gian khu vực Đông Nam Á mà đã vươn tầm ra cả Đông Bắc Á, EU và Bắc Mỹ... Chính nhờ thu hút đầu tư hiệu quả, các sản phẩm công nghiệp, hàng xuất khẩu của Bình Phước không còn là nông sản thô, đũa tre, hạt điều truyền thống… mà đã là linh kiện điện tử, công nghiệp hóa dầu, sản xuất vỏ lốp ôtô, chế tạo máy, dệt may… Nhờ đó, tỷ lệ nông, lâm, thủy sản của tỉnh đã chuyển dịch đúng định hướng, hiện chỉ còn 21,9%.

Những bước ngoặt lớn

Có thể nói, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008, Bình Phước bắt đầu tăng tốc trong thu hút đầu tư. Tính đến năm 2015, Bình Phước đã thu hút 4.550 DN, trong đó 132 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 1.087 triệu USD. Đây được xem là điểm nhấn quan trọng để tạo ra các bước ngoặt lớn của tỉnh, bởi thời điểm này tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Bình Phước đạt 9,5%. Các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 32,2%; nông, lâm, thủy sản giảm còn 38,5% (giảm 8,5% so với năm 2010) trong cơ cấu kinh tế.

Với chính sách đầu tư thông thoáng, Bình Phước đang là điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ảnh: Phú Quý

Phát huy lợi thế nêu trên, Bình Phước đã tạo nên bước ngoặt thứ nhất là tổ chức thành công hội nghị xúc tiến đầu tư vào năm 2018 với sự có mặt của Thủ tướng Chính phủ. Tại hội nghị, Bình Phước đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 24 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 1,13 tỷ USD. Sau hội nghị, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hỗ trợ DN hoàn thiện thủ tục pháp lý và đồng hành với các nhà đầu tư để tiến hành công việc. Đến năm 2020, Bình Phước tiếp tục tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư và đón làn sóng đầu tư mới vào tỉnh tăng mạnh. Có được những kết quả này là nhờ Bình Phước liên tục cải thiện chính sách thu hút đầu tư, làm tốt công tác phòng, chống dịch và cung ứng đủ nguồn nhân lực cho DN. Hiện tỉnh tiếp tục có chính sách ưu đãi, hỗ trợ DN trong và ngoài nước đối với danh mục 80 dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 với tổng vốn hơn 2 tỷ USD. Ðịnh hướng thu hút đầu tư của tỉnh là các dự án phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Ðể thực hiện mục tiêu đó, Bình Phước tiếp tục thu hút đầu tư dựa trên chất lượng, giá trị gia tăng cũng như công nghệ sử dụng của dự án; nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Nhờ hoạt động thu hút đầu tư hiệu quả nên năm 2010, thu ngân sách của Bình Phước đạt 2.062 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 18,5 triệu đồng. Đến năm 2015, tổng thu ngân sách của tỉnh thực hiện 3.570 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 39,8 triệu đồng. Năm 2021, thu ngân sách 13.500 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người gần 76 triệu đồng...


Sắp tới, các dự án cao tốc Đắk Nông - Chơn Thành, Chơn Thành - TP. Hồ Chí Minh hoặc các dự án giao thông kết nối Bình Phước với Sân bay Long Thành (Đồng Nai), kết nối với cảng Thị Vải - Cái Mép, đường Đồng Phú - Bình Dương… được khởi công là những bước ngoặt lớn để tạo ra thế và lực mới cho Bình Phước trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

热门文章

1.188s , 7682.171875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【bongdatruc tuyen】Đất lành chim đậu,88Point  

sitemap

Top