【link xem bóng đá hôm nay】Chứng khoán tuần: Thị trường vẫn chịu nhiều áp lực

 人参与 | 时间:2025-01-24 22:10:41

chứng khoán tuần

Mặc dù vậy cũng cần lưu ý rằng phiên giảm ngày 18/12 có yếu tố đột biến trong giao dịch mua bán quy mô lớn của các quỹ ETF,ứngkhoántuầnThịtrườngvẫnchịunhiềuáplựlink xem bóng đá hôm nay vốn có khả năng làm mất cân đối cung cầu của thị trường trong một thời điểm. Để tăng tính chính xác trong biến động của chỉ số, cần thêm thời gian xác nhận liệu tình trạng tạm thời đó có kết thúc hay vẫn còn kéo dài.

Mặt khác, thị trường sau khi kết thúc áp lực tâm lý về chuyện tăng lãi suất USD của FED và hoạt động giao dịch của các quỹ ETF, lại phải chịu những áp lực khác, vốn chưa thể cân bằng được ngay trong ngắn hạn.

Vốn ngoại sẽ còn chảy ròng khỏi thị trường?

Theo kết hoạch giao dịch tái cân bằng trong tháng 12 của hai quỹ ETF, lượng vốn mua vào lớn hơn lượng vốn bán ra, tức là hai quỹ này sẽ phải mua ròng tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên số liệu thống kê lại khác: Dòng vốn ngoại nói chung vẫn đang chảy ròng ra rất mạnh.

Cụ thể tuần qua, tính cả thỏa thuận lẫn khớp lệnh, nhà đầu tư nước ngoài nói chung vẫn bán ròng 492,74 tỷ đồng và nếu tính riêng khớp lệnh thì bán ròng 705,9 tỷ đồng. Như vậy ngay cả khi hai quỹ ETF mua ròng thì vẫn có nhà đầu tư nước ngoài khác bán ra nhiều hơn, mới dẫn đến con số vốn bị rút khỏi thị trường lớn đến như vậy.

Nhìn dài hơn, từ 6 tuần trở lại đây, thậm chí là từ đầu quý 3/2015, dòng vốn ngoại đã chảy ròng ra khỏi thị trường. Diễn biến này không liên quan gì nhiều đến các giao dịch ETF. Nguyên nhân phải đến từ các lý do sâu xa hơn mà rất có thể là hệ quả của sự điều chuyển dòng vốn toàn cầu khi lãi suất USD sẽ tăng và thực sự bắt đầu bước vào chu kỳ tăng liên tục kể từ tháng 12 này. Sang năm 2016, sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất nữa và thị trường không cần dò đoán nữa.

Nếu như cho rằng lãi suất USD đã được FED điều chỉnh tăng sẽ kết thúc xu hướng bán ròng này là một suy nghĩ thiển cận. Từ góc nhìn bên ngoài, lãi suất chắc chắn sẽ tăng tiếp. Từ trong nước, áp lực tăng tỷ giá đang rất cao và thị trường – nhất là nhà đầu tư nước ngoài – kỳ vọng vào sự điều chỉnh tăng tỷ giá.

Một cách phòng vệ cực kỳ đơn giản là nhà đầu tư nước ngoài chuyển sang nắm giữ USD một phần nào đó trong danh mục để sẵn sàng cho đợt tăng tỷ giá tới đây. Việc bán bớt cổ phiếu và giữ USD sẽ có lợi kép vì bảo toàn được phần nào giá trị tài sản khi thị trường giảm, đồng thời có lợi hơn nếu đổi ngược trở lại VND để tham gia thị trường sau đó. Nhà đầu tư nước ngoài khác có ý định giải ngân tại thị trường Việt Nam cũng sẽ phải chờ đợi diễn biến tỷ giá, vì thiệt 1-2% trong vấn đề tỷ giá không hề đơn giản trong mắt cổ đông, nhất là khi có thể phòng vệ được.

Việc điều chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu có thể diễn ra một cách chậm rãi và có kế hoạch, nhưng với thị trường trong nước, áp lực tỷ giá là điều hiện hữu và chỉ được giải tỏa khi có động thái rõ ràng. Thực ra dư địa chính sách không còn nhiều, dù ngắn hạn vẫn có thể ổn định được. Chẳng hạn việc hạ lãi suất tiền gửi USD về 0% gần đây liệu có hiệu quả đến đâu khi trước đó, lãi suất đã từ 0,75% xuống còn 0,25% mà không giải quyết được áp lực tỷ giá, liệu có còn lãi suất âm nữa hay không?

Rủi ro tại thị trường chứng khoán Mỹ

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày cuối tuần (sau khi Việt Nam nghỉ giao dịch) lại có một phiên giảm thêm đáng kể. Chỉ số S&P 500 giảm tới 1,78%, Chỉ số DowJones giảm 2,1%, Nasdaq giảm 1,59%.

Cần lưu ý thêm là ngày thứ Năm, tức là sau 1 ngày FED tăng lãi suất, thị trường Mỹ đã giảm mạnh. Trước đó, vào ngày FED tăng, thị trường Mỹ tăng mạnh và được cho là “ăn mừng” mức lãi suất như kỳ vọng. Tuy nhiên diễn biến hai ngày sau đó cho thấy mọi thứ không xuôn sẻ trên thực tế.

Thị trường chứng khoán Mỹ có bước vào một chu kỳ giảm giá hay không thì khó nói, vì hiện tại mức đáy cũ khoảng 1.867 điểm của S&P 500 hồi tháng 8 vẫn còn nguyên. Tuy nhiên trong ngắn hạn S&P 500 đang gặp rủi ro điều chỉnh khi FED tăng lãi suất đã không giúp chỉ số này tạo đỉnh cao mới, mà hai phiên giảm cuối tuần rồi lại giúp tạo đỉnh thấp hơn các đỉnh cũ hồi đầu tháng 12 và đầu tháng 11 vừa qua.

Trên phương diện kỹ thuật, việc chỉ tạo được đỉnh thấp hơn rồi điều chỉnh là dấu hiệu của một đợt điều chỉnh ngắn hạn.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm tác động trực tiếp là chứng chỉ quỹ ETF như VNM sẽ giảm. Quả thực cuối tuần rồi, giá chứng chỉ quỹ này đã giảm 1.07% và định hình chu kỳ giảm theo tuần từ mức gần 18 USD xuống hiện tại là 14.75 USD. Giá chứng chỉ quỹ này giảm sẽ dẫn đến mức chênh lệch âm giữa giá chứng chỉ và giá trị tài sản ròng, vốn là nguyên nhân của các đợt rút vốn gần đây.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 18/12

Giá đóng cửa ngày 11/12

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 18/12

Giá đóng cửa ngày 11/12

Mức tăng (%)

SVT

14

18.6

-24.73

CIG

2.2

1.7

29.41

PGD

35.1

44.5

-21.12

DTT

11.5

8.9

29.21

STG

19

23

-17.39

SVC

40.1

34.5

16.23

TDW

21.1

25.5

-17.25

SSC

49

42.5

15.29

KDC

24.5

28.3

-13.43

HAX

19

16.6

14.46

COM

43.5

50

-13

VLF

1.6

1.4

14.29

STT

3.2

3.6

-11.11

DRH

14.5

12.9

12.4

DLG

6.5

7.3

-10.96

PTC

9.8

8.8

11.36

PXS

11.7

13

-10

BBC

55.5

50

11

KSS

0.9

1

-10

MHC

16.6

15

10.67

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 18/12

Giá đóng cửa ngày 11/12

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 18/12

Giá đóng cửa ngày 11/12

Mức tăng (%)

SGH

32.6

44.4

-26.58

C92

18.3

11.7

56.41

DPS

15.2

20.5

-25.85

VC5

2.9

2.2

31.82

LBE

13.9

16.9

-17.75

CTX

27

20.5

31.71

DC2

3.5

4.1

-14.63

CVN

2.4

1.9

26.32

CTT

7

8

-12.5

DST

22

18.4

19.57

GLT

27.3

31

-11.94

BST

15.4

13.2

16.67

HEV

11.3

12.8

-11.72

HHG

11.7

10.2

14.71

BLF

5.4

6.1

-11.48

SVN

4.8

4.2

14.29

SGC

29

32.5

-10.77

SDD

2.7

2.4

12.5

QHD

42

47

-10.64

PTS

5.9

5.3

11.32

Giá dầu sẽ về bao nhiêu?

Diễn biến của giá dầu đang là điều đau đầu nhất của thị trường. USD tăng giá dẫn đến giá dầu giảm là điều bình thường. Tuy nhiên xu hướng giảm ngày càng vững chắc do các yếu tố cơ bản về nguồn cung.

Giá dầu Brent cuối tuần rồi đã có tháng lao dốc khủng khiếp thứ 2 liên tục, chỉ còn 36,66 USD/thùng. Cần nhớ lại là đáy thấp nhất của giá dầu trong đợt khủng hoảng 2008 là 36 USD/thùng. Khi đó đơn giản chỉ là kinh tế suy thoái, còn bây giờ là nguồn cung khổng lồ và sự thiếu thống nhất trong việc cắt giảm sản lượng.

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cuối tuần rồi vừa tung ra báo cáo dự đoán giá dầu có thể xuống tận 20 USD/thùng. Lý do là Mỹ vừa thống nhất được bước đầu dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu; OPEC không chịu cắt giảm sản lượng; Iran chuẩn bị xuất khẩu lượng lớn dầu sau khi được bỏ cấm vận.

Giá dầu đang khiến cổ phiếu dầu khí toàn cầu lao đao. Các cổ phiếu dầu khí quan trọng nhất của thị trường Việt Nam đang ngấp nghé đáy cũ hồi tháng 8. Đó là thị trường còn chưa mở cửa để phản ứngvới phiên lao dốc của giá dầu cuối tuần rồi. Dầu khí toàn các mã vốn hóa lớn, chưa kể xuất khẩu dần đang đem về nguồn ngoại tệ quan trọng cho đất nước.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

7.12.2015

1,543.2

99.8

224.5

8.12.2015

2,001.2

61.2

260.4

9.12.2015

1,820.3

53.8

380.9

10.12.2015

1,634.4

73.6

120.1

11.12.2015

1,526.2

90.4

131.3

14.12.2015

1,659.0

156.4

194.6

15.12.2015

1,758.1

127.6

159.5

16.12.2015

1,994.5

83.2

308.5

17.12.2015

1,837.5

67.0

202.1

18.12.2015

3,771.4

1,312.4

1,587.6

Trọng Nghĩa

顶: 6踩: 725