【ty so bibao】Phòng ô nhiễm thực phẩm

 人参与 | 时间:2025-01-24 22:11:03

Báo Cà Mau(CMO) Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm, có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, góp phần bảo vệ môi trường cũng như nâng cao chất lượng sống và sức khoẻ con người.

Bác sĩ La Thanh Quyền, phụ trách truyền thông, Trung tâm Y tế Thới Bình, cho biết, khi ăn những thực phẩm còn dư lượng thuốc trừ sâu, chất tạo nạc, hoá chất tăng trưởng… dễ dẫn đến ngộ độc, gây ra các bệnh mạn tính về tiêu hoá. Từ đây, con đường ung thư rất có thể hiện hữu khi người dân không ý thức thay đổi chế độ ăn sạch, đủ dinh dưỡng. Những căn bệnh bắt nguồn từ việc không ý thức thay đổi chế độ ăn sạch, đủ dinh dưỡng gồm ung thư dạ dày, vòm họng và đại trực tràng. Trong đó, ung thư dạ dày và đại trực tràng phổ biến nhất, gây tử vong cao, chỉ đứng sau ung thư phổi và gan.

Đoàn kiểm tra liên ngành về ATVSTP kiểm tra chất lượng, nguồn gốc sản phẩm tại các điểm chợ.

Mục tiêu đầu tiên của VSATTP là đảm bảo cho người tiêu dùng không bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc. Do đó, thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch. Người tiêu dùng cần tìm hiểu và lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, bày bán ở những địa điểm cao ráo, sạch sẽ. Hoặc bằng kinh nghiệm tích luỹ từ thực tế để rút ra kinh nghiệm trong lựa chọn thực phẩm an toàn cho bữa ăn đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, nhận biết những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm thực phẩm sẽ giúp phòng tránh nguy cơ ăn phải thực phẩm bẩn gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ô nhiễm thực phẩm là quá trình xử lý và chế biến thực phẩm không hợp vệ sinh. Rửa tay đúng cách trước và sau khi xử lý thực phẩm là bước vô cùng quan trọng. Bởi khi bỏ qua bước rửa tay và cầm thực phẩm sau khi đi vệ sinh, xử lý thùng rác hoặc xử lý thịt sống, cầm thực phẩm ngay cả khi bạn bị nhiễm vi-rút như viêm gan A, có vết cắt, nhiễm trùng da hoặc vết thương hở trên da; tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm, không đeo găng tay khi chế biến thực phẩm… các loại vi-rút dễ dàng lây truyền qua trái cây, rau và thịt. 

Bên cạnh đó, lây nhiễm chéo là sự lây truyền vi khuẩn hoặc vi-rút từ nơi này sang nơi khác, đối tượng này sang đối tượng khác cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm, mà vô hình người nội trợ không nhận ra trong quá trình sơ chế và chế biến thức ăn. Lây nhiễm chéo có thể xuất hiện khi sử dụng thớt để chế biến thịt sống, sau đó lại dùng để chế biến thực phẩm khác. Loại lây nhiễm này thường gây ra các bệnh liên quan đến thực phẩm, nếu không chữa trị có thể gây ra những biến chứng sức khoẻ nghiêm trọng. Chính vì vậy, người nội trợ cần trang bị cho mình và gia đình những cách đơn giản để phòng lây nhiễm chéo như sử dụng đĩa, dao và thớt riêng khi chế biến rau, trái cây tươi và thịt, cá, trứng sống. Để riêng đồ sống và đồ chín. Rửa thớt với nước nóng và nước khử trùng thường xuyên.

Song song đó, nên ăn thực phẩm khi ấm và tránh ăn thức ăn dư thừa hoặc bỏ qua đêm mà không bảo quản đúng cách. Khi bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phòng, phần lớn trái cây, rau, ngay cả thực phẩm đã nấu chín cũng dễ bị hỏng. Vì vậy, cần bảo quản kỹ thức ăn trong tủ lạnh. Cần bảo quản rau và những thực phẩm không phải rau trong hộp riêng hoặc để tách riêng nhằm tránh lây bẩn làm hỏng thực phẩm. Các gia đình khi lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh, cần thường xuyên làm sạch tủ lạnh. Nên lưu trữ thực phẩm đúng nơi, đúng nhiệt độ. Cần làm sạch bếp sau khi chế biến thực phẩm để tránh thực phẩm bị nhiễm bẩn do kiến, gián, chuột…, Bác sĩ Quyền thông tin thêm./.

Thanh Trần

顶: 8864踩: 786