88Point88Point

【7m.cn.liver】Tăng lượng bệnh nhân nhập viện vì giá rét

Trẻ nhập viện vì cúm mùa tăng cao
Vùng núi Bắc Bộ rét đậm,ănglượngbệnhnhânnhậpviệnvìgiáré7m.cn.liver rét hại, có nơi nhiệt độ dưới 5 độ C
Tăng nhanh bệnh nhân nhập viện vì lạm dụng corticoid

Hô hấp, tim mạch, đột quỵ tăng cao

Tại BV Phổi Hà Nội, những ngày lạnh giá, trung bình một ngày có khoảng hơn 100 bệnh nhân đến khám và điều trị, tăng 10-20% so với thời điểm bình thường. Thậm chí, có những ngày, số bệnh nhân tăng đột biến thêm khoảng gần 40 bệnh nhân/ngày.

Tăng cao bệnh nhân nhập viện vì giá rét
Trời rét khiến một số bệnh lý liên quan tới hô hấp, tim mạch tăng cao. Ảnh: DN

Trong khi đó, tại Khoa Nhi tiêu hóa, Dinh dưỡng, Lây, BV Đa khoa Xanh Pôn, nếu như trước đó, Khoa chỉ tiếp nhận khoảng 5- 6 bệnh nhi/ngày nhưng những ngày gần đây, số bệnh nhi tới khám và nhập viện tăng lên gấp 2-3 lần do ảnh hưởng của thời tiết lạnh.

TS. Ngô Thị Thu Hương, Phó trưởng khoa Nhi tiêu hóa, Dinh dưỡng, Lây, BV Đa khoa Xanh Pôn cho biết, thời tiết giá rét kéo dài dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp đối với trẻ nhỏ, do đó, trẻ cần được giữ đủ ấm miệng, mũi, cổ và chân.

Khi trẻ có biểu hiện ho, sốt cần theo dõi các triệu chứng nặng, nguy hiểm như: Sốt cao, co giật, khó thở... cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện ngay, không tự ý mua thuốc, nhất là kháng sinh tự điều trị trẻ ở nhà.

Tại BV Đa khoa huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, tỷ lệ trẻ em đến khám tăng gần gấp đôi so ngày thường, trung bình từ 30 đến 40 ca/ngày.

Đa số các trường hợp phải nhập viện do viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa. Ngoài trẻ nhỏ, tỷ lệ người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa nội cũng tăng lên đáng kể, khoảng 40 ca/25 giường bệnh, chủ yếu mắc phải các bệnh đường hô hấp, tim mạch, cao huyết áp.

Số bệnh nhân cũng tăng nhẹ tại Bệnh viện Sản, Nhi tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó, số trẻ bị cúm, cảm lạnh, viêm họng đến khám và điều trị tăng; trong đó, nhiều trường hợp không được điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản.

Trong tổng số bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện, có tới 70% là trẻ em. Riêng số bệnh nhi nghi ngờ mắc cúm A phải làm xét nghiệm chẩn đoán dao động trung bình từ 40 - 50 ca/ngày.

Những ngày qua, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ tại BV Thanh Nhàn tăng trên 15%. Đặc biệt, tại Bệnh viện Bạch Mai, nơi có Trung tâm điều trị đột quỵ lớn nhất cả nước, tỷ lệ bệnh nhân cấp cứu tại đây tăng khoảng 30%, khiến số bệnh nhân đột quỵ hơn 1 tháng qua đã chạm ngưỡng 1.000 ca. Riêng ngày 17/12, tiếp nhận gần 50 trường hợp đột quỵ. Đáng chú ý là có tới 10% bệnh nhân dưới 44 tuổi.

Tương tự, bệnh đột quỵ cũng tăng lên tại BV Trung ương Quân đội 108. Theo đó, ngày 15/12, cơ sở tiếp nhận 2 trường hợp chỉ hơn 40 tuổi. Cả 2 đều có tiền sử nghiện thuốc lá lâu năm, hút tới 1,5 bao thuốc lá/1 ngày.

Số bệnh nhân nhập viện cũng tăng trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đại diện BV Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, trong 2 ngày rét đậm vừa qua, số lượng người cao tuổi đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tăng 20%.

Chống rét cho bệnh nhân

Để dự phòng các biến chứng sức khoẻ vào mùa lạnh, chuyên gia khuyến cáo cơ thể cần được giữ ấm đầy đủ, đặc biệt đối với người cao tuổi hoặc người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành.

Để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, người dân cần tránh ăn mặn, vì nó có thể dẫn tới cao huyết áp. Ngoài ra, mỗi người nên ăn ít những đồ ăn giàu mỡ, nhiều cholesterol, như: Thịt mỡ, nội tạng động vật, bơ..., nên ăn đồ luộc, tránh đồ chiên rán và nên ăn nhiều rau, quả, uống nhiều nước.

Ngoài ra, dù trời lạnh, người dân vẫn nên tăng cường vận động thể lực. Tuy nhiên, người dân cần tránh tập thể dục ngoài trời vào lúc sáng sớm, tránh bị cảm lạnh đột ngột. Những bệnh nhân có bệnh động mạch vành nên được khám theo dõi định kỳ, nhất là khi chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, người bệnh cần tránh ra ngoài trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là lúc mới ngủ dậy. Buổi sáng, khi tỉnh giấc, mỗi cá nhân không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay mà cần nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng 3-5 phút để cơ thể dần thích nghi.

Khi tắm rửa, cần tắm nơi kín gió, làm ấm phòng bằng đèn sưởi và dùng nước ấm, tránh tăng huyết áp đột ngột do lạnh. Những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính cần nhớ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nhất là trường hợp bị tăng huyết áp. Các thuốc tăng huyết áp cần được uống liên tục, suốt đời, không được ngừng thuốc đột ngột và có theo dõi của nhân viên y tế.

Về phía cơ sở y tế, nhiều BV ở Hà Nội đã có những giải pháp chống rét kịp thời để bảo đảm cho bệnh nhân khám ngoại trú cũng như điều trị nội trú không bị ảnh hưởng.

Theo đó, hầu hết các phòng chờ, phòng khám của các BV đều có lò sưởi, điều hòa hai chiều khiến cho người bệnh đến khám bệnh và điều trị tại đây rất yên tâm.

Còn tại khoa điều trị của các BV, nhiều thiết bị giữ ấm cho bệnh nhân như chăn, lò sưởi, các thiết bị giữ ấm... cũng được tăng cường tại các buồng bệnh nhằm đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân.

Ngoài việc cung cấp đủ chăn, đệm cho bệnh nhân, che chắn chống gió lùa qua hệ thống cửa kính, các BV đã tạo điều kiện cho người bệnh và người nhà bệnh nhân được mang thêm chăn ấm vào viện.

Các suất ăn trong BV được phục vụ tận buồng bệnh, thức ăn đủ ấm và đảm bảo dinh dưỡng. Tại các phòng mổ, hồi sức tích cực, cấp cứu… luôn có máy điều hòa nóng, lò sưởi để bệnh nhân không bị lạnh trong quá trình tiến hành các thủ thuật.

Giám đốc BV Phổi Hà Nội Phạm Hữu Thường cho hay, trước đợt rét này, BV đã triển khai nhiều giải pháp chống rét cho người bệnh và tạo điều kiện cho người nhà bệnh nhân có nơi chống rét.

Bên cạnh đó, BV cũng bảo đảm đủ cơ số thuốc, giường bệnh sẵn sàng phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp do thời tiết lạnh. Ngoài ra, BV tiếp tục có nhiều biện pháp thắt chặt kiểm soát người ra vào, rà soát quy trình khám, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh Covid -19.

Còn theo đại diện BV Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, để đảm bảo giữ ấm cho người bệnh, cơ sở y tế đã chủ động gia cố lại hệ thống cửa, bố trí thiết bị che chắn hành lang để tránh gió lùa trong những ngày rét đậm; trang bị cây nước nóng tại các khoa phòng; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện cấp cứu để vận chuyển bệnh nhân nặng khi cần thiết; kê thêm giường bệnh, tuyệt đối không để người bệnh phải nằm ngoài hành lang.

赞(33)
未经允许不得转载:>88Point » 【7m.cn.liver】Tăng lượng bệnh nhân nhập viện vì giá rét