发布时间:2025-01-10 20:21:55 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Đông Nam Á - "mảnh đất màu mỡ" của các doanh nghiệp châu Âu | |
Triển vọng tăng trưởng tại các thị trường mới nổi của châu Á | |
Kinh tế châu Á đứng trước loạt thách thức | |
Vai trò then chốt của châu Á trong thế giới đa cực |
Mạng lưới Đường cao tốc ở châu Á |
Châu Á đang sở hữu rất nhiều nền kinh tế mới nổi, trong đó có Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ... Tại đây, vấn đề an ninh khu vực được giải quyết thông qua các cấu trúc khu vực khác nhau như Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội Nghị cấp cao Đông Á (EAS) không chính thức, bao gồm cả Australia, New Zealand, Nga và Mỹ.
Châu Á có dân số lục địa rất lớn (chiếm 59,7% tổng dân số thế giới), với mật độ dân số cao nhất hành tinh (143 người/km2) và nhân công tương đối rẻ, dẫn đến sự dịch chuyển sản xuất từ phương Tây sang châu Á. Mật độ dân số cũng ảnh hưởng đến thị trường hàng hoá sản xuất.
Trong lĩnh vực hàng hải, châu Á có các cơ chế như Hội thảo Hải quân Ấn Độ Dương (IONS) và Hiệp định hợp tác khu vực chống cướp biển và cướp có vũ trang (ReCAAP) đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề an ninh hàng hải.
Về ảnh hưởng chính trị quốc tế, châu Á có một thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đó là Trung Quốc, trong khi Nhật Bản và Ấn Độ là hai ứng cử viên cho vị trí thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.
Tuy nhiên, hiện khủng bố vẫn là một vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi cách tiếp cận chuyên sâu ở châu lục này. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang suy yếu, nhưng việc tuyển mộ thành viên toàn cầu và các biện pháp đối phó tập thể yếu kém là mối lo ngại trong tương lai. Bên cạnh đó, châu Á còn đối mặt với nạn cướp biển, ảnh hưởng đến tự do hàng hải, khai thác tài nguyên năng lượng và khoáng sản dưới đáy biển.
Dẫu vậy, đại dịch Covid-19 đã làm nổi bật nhu cầu về chuỗi cung ứng thay thế và bền vững, giúp làm nổi bật 3 cấu trúc gồm: chuỗi cung ứng hiện tại, chuỗi cung ứng thay thế và chuỗi cung ứng tiềm năng. Do đó, tăng trưởng ở châu Á vẫn ở chế độ phục hồi vào năm 2022, nhưng khu vực này sẽ tiếp tục vượt xa phần còn lại của thế giới.
Trong khi đó, sự phát triển của các công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, 5G, blockchain, nâng cao tự động hoá và in 3D) sẽ làm thay đổi hoàn toàn cán cân cung và cầu.
Nền kinh tế xanh và nhu cầu sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sẽ có ý nghĩa then chốt. Điều này có nghĩa là các loại tài nguyên mới trong lĩnh vực năng lượng, sản xuất và phân phối sẽ là những động lực tăng trưởng mới ở châu Á.
Giới phân tích khẳng định Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) và Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ giúp xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia trên khắp châu Á. Với việc hoàn thành mạng lưới Đường cao tốc châu Á và Đường sắt xuyên Á, tính di động và thương mại trong lục địa này sẽ có được một sự thúc đẩy đáng kể. Với tỷ lệ trình độ học vấn ngày càng tăng, lĩnh vực dịch vụ của châu Á có thể sẽ phát triển trong tương lai gần.
Tất cả những điều này cho thấy rõ ràng châu Á vẫn đang là một thị trường, với những lực hút hấp dẫn của thế giới. Hiện "trái bóng" đang ở phía châu Á, điều quan trọng là châu lục này sẽ đón nhận thế giới bên ngoài như thế nào.
相关文章
随便看看