Thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua một tuần khá tích cực. Thị trường tăng điểm khá tốt và ngược dòng chứng khoán thế giới khi nối dài chuỗi tăng sang tuần thứ 4 liên tiếp. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần,ịtrườngchứngkhoánDòngtiềncơbảnvẫntốtl bd 88 chỉ số VN-Index đạt 1.129,38 điểm, tăng +14,16 điểm (+1,3%) so với phiên cuối tuần trước - đây cũng là mức cao nhất kể từ cuối tháng 9 năm ngoái. Tăng điểm cũng là diễn biến của 2 chỉ số chính trên sàn Hà Nội. Theo đó, đóng cửa phiên cuối tuần, chỉ số HNX-Index đạt 231,54 điểm, tăng +3,1 điểm (+1,4%); UPCoM-Index đạt 85,71 điểm, tăng +1,09 điểm (+1,3%) so với phiên cuối tuần trước.
Trong tuần, nhóm cổ phiếu VN30 chính là nhân tố giúp thị trường vượt đỉnh và lập mức cao mới kể từ đầu tháng 10/2022, tuy vậy nhóm vừa và nhỏ (midcap và smallcap) mới là các nhóm có mức tăng mạnh nhất trong tuần vừa qua, lần lượt hồi 3,62% và 2,82% trong khi nhóm VN30 chỉ tăng 0,82%. Độ rộng thị trường rất tích cực với 20/23 nhóm ngành tăng giá, nổi bật như: Đầu tư công (KSB +13,88%; HT1 +11,2%; BCC +11,9%…), xây dựng và vật liệu xây dựng (HPG +8,32%; NKG +8,33%; CTD +6,54%…), hóa chất (DPM +5,37%; DCM +6,83%: DGC +6,35%)… Trong khi đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm nhẹ dưới sức ép từ cổ phiếu VCB (-4,86%). Thanh khoản bình quân phiên toàn thị trường đạt 19.424 tỷ đồng/phiên, giảm -2,9% so với tuần trước, tuy vậy đây vẫn là mức thanh khoản cao kể từ đầu năm, gấp đôi so với 2 tuần cuối tháng 4. Trong đó, thanh khoản khớp lệnh cũng sụt -5,5% còn 16.892 tỷ đồng/phiên. Thanh khoản toàn thị trường đang ở tháng tăng thứ 3 liên tiếp, từ mức thấp nhất hồi tháng 3 chỉ ở mức 10.500 tỷ đồng/phiên đã tăng lên mức 20.068 tỷ đồng/phiên kể từ đầu tháng 6. Cũng theo thống kê, thanh khoản bình quân quý II đang cao hơn 39,63% so với mức bình quân ở quý I. Khối ngoại quay lại bán ròng 1.005 tỷ đồng sau khi mua ròng 1.739 tỷ đồng trong tuần các quỹ ETF ngoại cơ cấu danh mục. Lũy kế từ đầu năm, khối ngoại đang mua ròng 2.139 tỷ đồng, kể từ đầu tháng 6 khối ngoại đang bán ròng gần 200 tỷ đồng trên toàn thị trường, đây cũng là tháng bán ròng thứ 3 liên tiếp. Các quỹ ETF đã vào ròng hơn 19 triệu USD ở tuần vừa qua, ghi nhận tuần hút ròng thứ 3 liên tiếp, lũy kế từ đầu năm các quỹ ETF đã giải ngân 171 triệu USD (~ 3.986 tỷ đồng). Thị trường chứng khoán trong nước đang cho thấy sức mạnh khá tốt từ dòng tiền nội. Các yếu tố hỗ trợ trong nước nhìn chung khá ổn. Dù vẫn còn tâm lý “chờ đợi ngấm thực tiễn”, song quyết tâm hỗ trợ nền kinh tế là khá rõ nét khi tiếp tục các chính sách mới được thông qua. Cơ hội tăng vẫn còn nếu dòng tiền nội tiếp tục chứng minh được sức mạnh.
Tuy vậy, thị trường chứng khoán tuần tới (26 -30/6) dự báo sẽ chịu áp lực lớn hơn bởi nhiều yếu tố cần sự kiểm đếm thực sự. Đầu tiên là việc thị trường chứng khoán thế giới vẫn trong nhịp điều chỉnh vì lạm phát chưa thuyên giảm và từ đó có thể gia tăng chính sách tiền tệ “diều hâu” hơn từ các ngân hàng trung ương lớn. Điều này có thể tác động tới thị trường trong nước trong một vài tuần tới. Trong khi đó, thị trường chứng khoán trong nước đã duy trì nhịp tăng khá dài nên áp lực điều chỉnh có thể lớn hơn. Ngoài ra, tâm lý có thể thận trọng hơn khi nhà đầu tư sẽ nương dòng tiền hoặc đợi chờ các tín hiệu từ kết quả kinh doanh quý II của doanh nghiệp đang được dự báo là không quá khả quan. Theo các chuyên gia của MBS, tâm điểm của thị trường tuần tới sẽ là loạt dữ liệu vĩ mô tháng 6 cũng như nửa đầu năm, nhà đầu tư sẽ có thêm cơ sở để đánh giá kỳ vọng về thị trường. Chiến lược giao dịch vẫn ưu tiên cổ phiếu cơ bản khi mùa báo cáo bán niên sắp được công bố. Với mức thanh khoản quý II đang cao hơn gần 40% so với quý I, nhóm cổ phiếu chứng khoán đang có lợi thế nhất. Trong kịch bản thận trọng, áp lực điều chỉnh từ chứng khoán thế giới tác động đến thị trường cùng loạt dữ liệu vĩ mô không đạt kỳ vọng, thị trường có thể kiểm tra lại các ngưỡng hỗ trợ ở 1.124 điểm, 1.115 điểm hoặc 1.100 điểm. Còn theo chuyên gia của VNDIRECT, xu hướng hiện tại của thị trường vẫn khá tích cực, tuy nhiên, nhà đầu tư cũng không nên hưng phấn “thái quá” và cần giữ cái đầu “tỉnh táo” khi thị trường đã có một nhịp tăng mạnh gần 100 điểm trong vòng một tháng vừa qua. Ngay tuần tới, thị trường sẽ đón nhận thông tin vĩ mô quan trọng là số liệu tăng trưởng GDP quý II/2023 của Việt Nam. Nhiều dự báo cho rằng, số liệu tăng trưởng GDP quý II sẽ vẫn kém khả quan; đồng thời, thị trường cũng chuẩn bị bước vào mùa công bố kết quả kinh doanh quý II với bức tranh chung vẫn nhiều gam màu xám. Lợi nhuận toàn thị trường có thể tiếp tục giảm trong quý II và kéo mặt bằng định giá của thị trường tăng lên. “Chúng tôi cho rằng hành động hợp lý trong lúc này là hạn chế mua đuổi cổ phiếu tại vùng giá cao để đề phòng những cú đảo chiều đột ngột của thị trường nếu có những thông tin bất lợi xuất hiện. Đối với những nhà đầu tư đang có tỷ lệ đòn bẩy cao, nên hạ bớt margin để kiểm soát rủi ro danh mục đầu tư” - chuyên gia VNDIRECT khuyến nghị./. |