Xuất khẩu thứ 2 thế giới,áphụthuộcTrungQuốcxuấtkhẩusắnchưatậndụngđượ1.000.000.000 số sắn Việt bị cạnh tranh mạnh từ Thái Lan | |
Xuất khẩu sắn đột ngột tăng mạnh |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 4/2022, Việt Nam xuất khẩu 234,98 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 105,01 triệu USD, tăng 10,8% về lượng và tăng 31,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 446,9 USD/tấn, tăng 0,6% so với tháng 3/2022 và tăng 18,9% so với tháng 4/2021.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,19 triệu tấn, trị giá 517,17 triệu USD, tăng 0,3% về lượng và tăng 16,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,09 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 473,3 triệu USD, giảm 1,9% về lượng nhưng tăng 14,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) thông tin thêm: với sắn và các sản phẩm từ sắn, hiện nay, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, chiếm từ 90-94%; còn lại là các thị trường như Hàn Quốc, Đông Nam Á, Đài Loan, Nhật Bản. Tình trạng phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc dẫn đến sự bị động, thiếu bền vững.
“Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam có nhiều khâu trung gian, chi phí logistics của Việt Nam cao nên tính cạnh tranh quốc gia thấp; hiện phải canh tranh gay gắt về thị trường xuất khẩu từ các nước Thái Lan, Campuchia, Lào”, ông Nguyễn Như Cường nói.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, năm 2022, Trung Quốc sẽ có nhu cầu nhập khẩu sắn lớn hơn nữa và sẽ nhập khẩu nhiều hơn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam do điều kiện địa lý thuận lợi.
Tuy nhiên, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc sắp tới sẽ gặp nhiều khó khăn vì hàng loạt quy định, tiêu chuẩn mới được Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành và áp dụng từ đầu năm 2022.
“Hiện nay, ngành sắn Việt Nam vẫn chưa tận dụng được các cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước, các khu vực có ký Hiệp định thương mại tự do (FTA)”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu đánh giá.
Theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), tinh bột sắn là sản phẩm được cấp hạn ngạch miễn thuế quan đứng thứ hai sau lúa gạo. Trong khi đó, thuế xuất khẩu tinh bột sắn ngoài hạn ngạch là 166 EUR/tấn; sắn củ tươi, sắn đông lạnh cắt lát hoặc không ngoài hạn ngạch tính thuế là 9,5 EUR/kg.
Nhấn mạnh xuất khẩu sắn phải sớm tránh tình trạng “bỏ trứng vào một giỏ”, ông Nghiêm Minh Tiến, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết: một số doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội đã đưa sản phẩm tới một số thị trường khác ngoài Trung Quốc như: Belarus, Nga, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, Philippines, Trung Đông và châu Phi thông qua tận dụng các FTA.
Hiện nay, Bộ NN&PTNT cùng các cơ quan chức năng, Hiệp hội Sắn Việt Nam cũng đang nghiên cứu để nâng cao chất lượng sắn xuất khẩu sang các thị trường khác, đặc biệt là thị trường EU nhiều tiềm năng.
Từ đầu tháng 5/2022 đến nay, giá củ sắn tươi tại hầu hết các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên không có nhiều biến động, thu hoạch dần vào cuối vụ, trong khi đầu ra xuất khẩu chậm. Tình hình thông quan tại một số cửa khẩu biên giới phía Bắc vẫn chưa có nhiều cải thiện. Tốc độ thông quan có thể tăng trong thời gian tới do lượng lái xe người Trung Quốc hoạt động trở lại nhiều hơn. Hiện nay, tại tỉnh Gia Lai có trên 80.000 ha sắn, được trồng chủ yếu ở các huyện như: Krông Pa, Ayun Pa và huyện Ia Pa. Diện tích trồng sắn ở Tây Ninh đạt khoảng 59.000-62.000 ha. Tại Phú Yên, theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Yên, niên vụ sắn 2021/2022, tỉnh Phú Yên đã trồng được 29.709 ha sắn, đến nay đã thu hoạch 24.048,8 ha; ước năng suất bình quân khoảng 166 tạ/ha… |