您现在的位置是:Thể thao >>正文

【kết quả hạng 2 bóng đá đức】Mục tiêu 17,5 tỷ USD xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2024 liệu có khả thi?

Thể thao4358人已围观

简介Xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2023 chỉ thu về 13,5 tỷ USD Năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đặt mục ti ...

Xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2023 chỉ thu về 13,ụctiêutỷUSDxuấtkhẩugỗvàlâmsảnnămliệucókhảkết quả hạng 2 bóng đá đức5 tỷ USD Năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đặt mục tiêu đạt 17,5 tỷ USD

Năm 2023 ghi nhận lần đầu tiên xuất khẩu gỗvà lâm sản không tăng trưởng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 13,37 tỷ USD, giảm 16,5%. 2023 là một năm khó khăn với ngành gỗ khi nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ và EU giảm mạnh dẫn đến các đơn hàng sụt giảm, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí phải đóng cửa.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ và lâm sản năm 2023 chỉ thu về 13,5 tỷ USD
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ và lâm sản năm 2023 chỉ thu về 13,37 tỷ USD

Năm 2023, ngành gỗ Bình Dương chiếm 42 - 45% kim ngạch xuất khẩu cả nước, doanh số xuất khẩu khoảng 5 tỷ USD. Riêng Công ty Cổ phần Lâm Việt (Bình Dương), đây là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tương đối tốt trong năm 2023, nhưng kim ngạch cũng chỉ đạt 80% so với năm 2022, đa phần các doanh nghiệp khác ở Bình Dương, doanh số chỉ đạt 50 - 60%.

Ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Lâm Việt – chia sẻ, trong quý III, quý IV/2023, đơn hàng có tăng nhưng đây là đơn hàng bù vào giảm tồn kho của Hoa Kỳ, EU và phục vụ cho dịp lễ Noel, Tết Dương lịch, chứ không phải đơn hàng bền vững. “Triển vọng xuất khẩu gỗ chưa rõ ràng, đơn hàng cho đầu năm 2024 đã có nhưng nhà máy vẫn chưa chạy hết công suất", ông Nguyễn Liêm chia sẻ.

Nói về kết quả xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2023, ông Nguyễn Quốc Trị - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho rằng, kế hoạch năm 2023, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 16-17 tỷ USD nhưng đến cuối tháng 12, kim ngạch mới đạt gần 14 tỷ USD. Có thể khẳng định rằng 20 năm qua, chỉ tiêu xuất khẩu của ngành lâm nghiệp liên tục lập đỉnh nhưng năm nay lại đi xuống. Đây là tín hiệu cho thấy ngành phải nhanh chóng tái cơ cấu sản phẩm từ nguyên liệu, sản phẩm, thị trường…

Mục tiêu năm 2024 đạt 17,5 tỷ USD có khả thi?

Bước sang năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 17,5 tỷ USD, ông Nguyễn Quốc Trị cho rằng, những chỉ tiêu này khá cao, đặc biệt trong bối cảnh xung đột chính trị đang kéo dài và khó đoán định, cả yếu tố đầu ra và đầu vào của xuất khẩu đều khó khăn.

Nhận định thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2024, ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam – cho biết, mặc dù thị trường hiện đã có một số dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên năm 2024 vẫn tiềm ẩn một số khó khăn cho ngành. Bên cạnh các khó khăn về đầu ra thị trường, ngành đang đối mặt với một số vấn đề thời sự ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền vững.

“Năm 2024 ngành gỗ vẫn nằm trong thế có nhiều bất ổn, do đó, về tổng thể, dự báo, ngành gỗ có tăng trưởng nhưng chậm, tăng trưởng khoảng 10 - 12% so với những quý cuối năm 2023”, ông Đỗ Xuân Lập nhận định.

Hiện Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, ông Phạm Quang Huy - Tham tán nông nghiệp Việt Nam tại Hoa Kỳ - đánh giá, lạm phát tại thị trường Hoa Kỳ đang hạ nhiệt, việc làm đang tăng lên, đặc biệt là xây dựng và mua bán nhà đất có tín hiệu tích cực, điều này cho thấy xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trở lại.

Tuy nhiên, rất khó đoán định do lạm phát giảm nhưng vẫn đang neo ở mức cao, sức tiêu thụ yếu và hầu hết mặt hàng gỗ xuất khẩu sang đây đều giảm mạnh. Thói quen tiêu dùng của người Hoa Kỳ chỉ dùng vài năm rồi thay nhưng do chi phí sinh hoạt tăng cao, thu nhập dành cho thiết yếu, không dành cho thay mới đồ nội ngoại thất.

Dù vậy, vẫn có những yếu tố tích cực. Ông Phạm Quang Huy phân tích, phân khúc giá rẻ bán kém, phân khúc giá cao vẫn ổn định. Thị trường Hoa Kỳ giảm xây dựng nhưng không đóng băng, các hộ khá giả vẫn tiếp tục xây và thay mới đồ nội thất.

Tỷ lệ hàng tồn kho tại Hoa Kỳ dự báo đến cuối năm 2023 sẽ giảm dần. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ vào Hoa Kỳ trong thời gian tới. Nhà nhập khẩu sẽ nhập trở lại, tuy nhiên đơn hàng sẽ không còn lớn như trước đây.

Ông Phạm Quang Huy cũng lưu ý môi trường pháp lý của Hoa Kỳ yêu cầu các sản phẩm gỗ nhập khẩu đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường, an toàn, doanh thu và thương mại công bằng. Do đó, các doanh nghiệp tuân thủ Nghị định 102 về hệ thống gỗ hợp pháp Việt Nam và thỏa thuận 301 giữa hai nước về khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp. Đồng thời theo dõi các vụ việc phòng việc thương mại trong ngành, phát triển sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật, tính sáng tạo cao, thân thiện với môi trường… để tăng sức cạnh tranh ở thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới này.

Với thị trường EU, ngày 29/6/2023, Quy định chống phá rừng (EUDR) của Ủy ban châu Âu chính thức có hiệu lực. Quy định mới của thị trường này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam sang thị trường này. Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) - cho hay, những yêu cầu cụ thể của EUDR đặt ra những thách thức lớn cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam.

Tags:

相关文章