ĐB Trần Văn Mão trao đổi với báo chí. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) căn cứ vào các Nghị quyết tại các kỳ họp trước đó,ĐạibiểuQuốchộikỳvọngmộtphiênchấtvấnsôinổivàđầytráchnhiệbongdalu.com vn các báo cáo đã được trình bày và thảo luận suốt hơn 1 tuần qua để đặt ra các câu hỏi yêu cầu các thành viên Chính phủ trả lời. Bên hành lang Quốc hội, trao đổi với báo chí, hầu hết các ĐBQH đều rất kỳ vọng vào phương pháp chất vấn mới này. ĐB Quàng Văn Hương (Sơn La):
Phiên chất vấn của kỳ họp lần này có khác biệt là không lựa chọn Bộ trưởng nào cụ thể để trả lời chất vấn mà từ các Nghị quyết của các phiên chất vấn trước, các báo cáo của Chính phủ để ĐBQH chất vấn toàn thể. Các ĐBQH sẽ nghiên cứu kỹ tất cả các vấn đề một cách tổng thể, kỹ lưỡng để lựa chọn, đưa ra câu hỏi phù hợp với vấn đề mình quan tâm.
Với cách chất vấn mới, các ĐBQH sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc đưa ra câu hỏi, các bộ, ngành trả lời không bị hạn chế thì cũng mở hơn, phong phú đa dạng hơn về các nội dung được nêu ra và trả lời trong phiên chất vấn, mềm dẻo linh hoạt.
Để chuẩn bị tốt, các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ phải lưu ý rất kỹ đến các nội dung liên quan đến hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực điều hành của mình thời gian qua. ĐB Trần Văn Mão (Nghệ An):
Đổi mới tại phiên chất vấn này giúp nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn, rút ngắn thời gian đặt câu hỏi của đại biểu. Việc trả lời của các thành viên Chính phủ đi thẳng vào vấn đề trong thời gian 3 phút sẽ tạo điều kiện cho đại biểu có thời gian chất vấn nhiều vấn đề mà cử tri cả nước quan tâm, bức xúc. Điều này cũng đồng nghĩa tư lệnh các ngành cũng phải nắm chắc vấn đề quản lý và trả lời khái quát, ngắn gọn đầy đủ cho đại biểu. Qua đó đánh giá năng lực, trình độ và khả năng quán xuyến và nắm bắt các lĩnh vực thuộc ngành mình quản lý.
Chất vấn lần này khác với kỳ chất vấn trước là các ĐBQH sẽ tiến hành xem xét rà soát tất cả các vấn đề từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã chất vấn và trả lời chất vấn, các nội dung Bộ trưởng, trưởng ngành đã hứa trước Quốc hội và cử tri, trên cơ sở đó ĐBQH rà soát lại, nhìn lại kết quả việc thực hiện lời hứa. Đại biểu đánh giá vấn đề nào được giải quyết rốt ráo, còn những nội dung nào chưa được giải quyết thì đại biểu tiếp tục theo đuổi đến cùng vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm. Trên cơ sở đó thể hiện trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, trước cử tri cả nước về việc thực hiện lời hứa. Tôi tin tưởng kỳ chất vấn lần này sẽ được tiến hành sôi nổi, đầy trách nhiệm, thể hiện kết quả, đáp ứng được kỳ vọng của cử tri và nhân dân cả nước.
ĐB Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang)
Chúng tôi quan tâm đến nhiều vấn đề, trong đó có quản lý đất đai – nội dung mà nhiều ĐBQH cũng như cử tri rất quan tâm. Tôi muốn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có nghiên cứu, giải trình về những lời hứa của Bộ trưởng trước Quốc hội, đặc biệt cần nêu những giải pháp quản lý đất công cho DN thuê còn nhiều bất cập, gây thất thoát lãng phí. Bộ đã áp dụng những giải pháp như thế nào, mang lại kết quả gì chưa, vai trò của Bộ trưởng ra sao?
Về phía ĐBQH, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục giám sát vấn đề này trong thời gian tới để quản lý đất đai hiệu quả hơn. ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu):
Từ đầu nhiệm kỳ khóa XIV đến nay thì đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, thu hút được sự quan tâm của đại biểu cũng như cử tri cả nước vì tại phiên chất vấn, không lựa chọn Bộ trưởng cụ thể nào tham gia trả lời chất vấn. Theo tôi quan sát, hầu hết các Bộ trưởng đều quan tâm và chuẩn bị khá kỹ cho việc trả lời chất vấn. Chúng tôi tâm đắc và đánh giá cao việc Quốc hội dành tới 3 ngày để chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó có phần trả lời trực tiếp của Thủ tướng.
Việc đổi mới chất vấn và trả lời chất vấn lần này khá hay, càng ngày càng tiến lên hiện đại. Như vậy sẽ tạo sự chủ động, năng động của từng Bộ trưởng. Qua đây thì các Bộ trưởng đều phải rà lại công việc, nắm chắc công tác chỉ đạo điều hành để sẵn sàng trả lời đại biểu trước Quốc hội. Tôi nghĩ điều này không làm các vị Bộ trưởng, trưởng ngành căng thẳng vì đã là người đứng đầu bộ ngành thì việc chuẩn bị toàn diện là cần thiết. Và đã là Bộ trưởng, trưởng ngành thì cần có sự chuẩn bị đầy đủ đối với các vấn đề liên quan đến ngành, lĩnh vực mình phụ trách.
Tôi cũng kỳ vọng, phiên chất vấn và trả lời chất vấn này sẽ diễn ra sôi nổi, đạt chất lượng, đáp ứng mong muốn của cử tri cả nước. Bản thân tôi cũng sẽ chất vấn các vấn đề liên quan đến giáo dục. Bởi giáo dục là vấn đề đụng chạm đến toàn dân, toàn xã hội, do vậy tư lệnh ngành, cũng như Phó Thủ tướng, Thủ tướng cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục. Trước khi ban hành chính sách cần cân nhắc chính sách nào ban hành trước, chính sách nào ban hành sau, tránh chồng chéo, đảm bảo tính khả thi trong thực tế.
ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum)
Mặc dù có những lúc chậm trễ khiến người dân bức xúc nhưng có thể nói các bộ, ngành liên quan thời gian qua rất quan tâm đến giải quyết vấn đề dân di cư tự do. Để đánh giá việc giải quyết thời gian qua đã tốt chưa thì theo tôi vẫn chưa hoàn toàn như mong muốn bởi địa hình ở Tây Nguyên chia cắt nên việc tạo quỹ đất rất khó khăn. Có quỹ đất rồi nhưng chỉ trồng được một vài năm thì lại xói mòn, rửa trôi và như vậy người dân lại thiếu đất sản xuất. Khó khăn là vậy nhưng Chính phủ và các bộ ngành vẫn phải tìm phương án giải quyết vì đây là kế sinh nhai duy nhất của người dân.
Theo tôi đánh giá, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, phần lớn các chất vấn, lời hứa của Bộ trưởng, trưởng ngành cơ bản đều được giải quyết. Tôi đánh giá cao nỗ lực của Bộ trưởng, trưởng ngành, đặc biệt Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã tập trung giải quyết những vấn đề đại biểu chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Tôi cho rằng, việc thực hiện lời hứa của Bộ trưởng, trưởng ngành trước Quốc hội thể hiện rõ nhất trong Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp 6, đó là 12 chỉ tiêu Quốc hội giao đều đạt và vượt kế hoạch, điều này chứng tỏ nỗ lực của Chính phủ và các thành viên chính phủ trong thực hiện lời hứa, chất vấn của đại biểu. |