Bộ Tài chính nỗ lực cụ thể hóa chỉ đạo về cải cách kiểm tra chuyên ngành | |
Quy định rõ vai trò đầu mối của Hải quan trong kiểm tra chuyên ngành | |
Các nguyên tắc nào được đưa ra trong dự thảo nghị định về kiểm tra chuyên ngành?ấprútxâydựngdựthảoNghịđịnhvềkiểmtrachuyênngànhtrìnhChínhphủtrongquýnhận định bóng đá mexico hôm nay |
bà Lê Nguyễn Việt Hà - Phó Trưởng phòng Giám quản 1 (Cục Giám sát quản lý về hải quan). |
Xin bà cho biết về quá trình Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan triển khai xây dựng Nghị định?
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 38/QĐ-TTg giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Nghị định, Bộ Tài chính đã chỉ đạo và giao Tổng cục Hải quan khẩn trương triển khai ngay việc xây dựng dự thảo Nghị định để đảm bảo trình Chính phủ trong quý 2/2021.
Mặc dù thời gian xây dựng dự thảo Nghị định rất ngắn và diễn ra trong hoàn cảnh bùng phát của đại dịch Covid-19, nhưng do phạm vi dự thảo Nghị định rộng, có tác động lớn đến hoạt động nhập khẩu và tác động đến nhiều đối tượng, do vậy, ngoài lấy ý kiến bằng văn bản, Tổng cục Hải quan đã tổ chức nhiều cuộc họp trực tiếp và trực tuyến, hội thảo lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định với sự tham gia của Ban soạn thảo và Tổ biên tập Nghị định, đại diện Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Văn phòng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các Hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp tại phía Bắc và phía Nam và cục hải quan tỉnh, thành phố, các tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Về cơ bản, phần lớn các ý kiến tham gia đều bày tỏ sự đồng tình cao với yêu cầu cải cách của Chính phủ; qua trao đổi với VCCI thì có đến 92% doanh nghiệp được lấy ý kiến nhất trí với dự thảo Nghị định, riêng một số bộ quản lý ngành, lĩnh vực còn có những ý kiến khác nhau liên quan đến nội dung cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành và tổ chức thực hiện.
Tổng cục Hải quan đã nghiêm túc tổng hợp, phân tích, tiếp thu các ý kiến đóng góp và cũng có giải trình cụ thể các ý kiến để chỉnh lý Nghị định qua nhiều vòng dự thảo. Hiện nay, hồ sơ xây dựng dự thảo Nghị định đã hoàn thiện và đã gửi Bộ Tư pháp thẩm định theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
7 nội dung cải cách đã được cụ thể hóa tại dự thảo Nghị định bao gồm: 1. Giao cơ quan hải quan là đầu mối trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; 2. Áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra chặt, thông thường, giảm cho cả lĩnh vực kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm nhằm cắt giảm số lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra; 3. Đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; đơn giản hóa hồ sơ kiểm tra thông quan tích hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm với hồ sơ kiểm tra hải quan; 4. Thực hiện kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra; 5. Áp dụng đầy đủ, thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để bảo đảm vai trò quản lý nhà nước và nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp; 6. Bổ sung đối tượng được miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; 7. Ứng dụng tối đa hệ thống công nghệ thông tin để triển khai mô hình mới, kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan kiểm tra, tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. |
Những nội dung chính nổi bật tại dự thảo Nghị định này là gì, thưa bà?
Dự thảo Nghị định được xây dựng trên nguyên tắc bám sát 7 nội dung cải cách của đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 38/QĐ-TTg. Những nội dung quy định tại dự thảo Nghị định không làm thay đổi mà còn nâng cao chức năng quản lý nhà nước của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực đã được quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật An toàn thực phẩm, Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các Luật chuyên ngành thông qua tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước, ứng dụng tối đa các hệ thống công nghệ thông tin để đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ tục kiểm tra, đảm bảo minh bạch thông tin đảm bảo áp dụng đầy đủ, hiệu quả các phương pháp kiểm tra tiên tiến.
Việc quy định như vậy nhằm cắt giảm chi phí, thời gian thông quan, tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước, quyền lợi và sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia trên cơ sở đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của các Luật hiện hành, phù hợp với thông lệ quốc tế, Công ước/Hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
Vai trò cơ quan Hải quan cũng như các cơ quan kiểm tra chuyên ngành khác được thể hiện như thế nào tại dự thảo Nghị định này, thưa bà?
Dự thảo Nghị định quy định các nội dung làm rõ vai trò đầu mối của cơ quan Hải quan trong trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu thể hiện thông qua việc xây dựng, vận hành phần mềm trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia để tự động: tiếp nhận hồ sơ kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; quyết định phương thức kiểm tra trên cơ sở thu thập, xử lý các dữ liệu về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; chuyển hồ sơ đến các cơ quan kiểm tra, tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định; đảm bảo công khai minh bạch thông tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu với bộ, ngành và các cơ quan liên quan. Theo đó, các quy trình, thủ tục kiểm tra sẽ được điện tử hóa, doanh nghiệp không phải đến nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan kiểm tra như hiện nay.
Nghị định không quy định việc cơ quan Hải quan là cơ quan kiểm tra duy nhất, vừa thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, vừa thử nghiệm mẫu để quyết định việc thông quan, hay vi phạm Luật Cạnh tranh… như ý kiến một số đơn vị, cơ quan trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định. Các cơ quan được bộ giao hoặc chỉ định vẫn thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu khi doanh nghiệp đăng ký kiểm tra tại các cơ quan này. Ngoài ra, các bộ chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện và nâng cao chức năng, vai trò quản lý nhà nước đối với hàng hóa nhập khẩu thông qua việc ban hành chính sách, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Xin cảm ơn bà!