当前位置:首页 > World Cup

【câu lạc bộ bóng đá swansea city】Tạo sự liên kết vùng để đưa bán đảo Cà Mau phát triển bền vững

Báo Cà Mau“Vùng ĐBSCL hiện đang chịu tác động kép của biến đổi khí hậu và các hoạt động phát triển. Những tác động này đã và đang gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho nền nông nghiệp của vùng và dự báo còn tiếp tục gia tăng”, đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Trần Thanh Nam tại hội thảo liên kết, hợp tác sản xuất nông sản chủ lực tiểu vùng bán đảo Cà Mau diễn ra chiều nay, 8/9.

(CMO-NP) “Vùng ĐBSCL hiện đang chịu tác động kép của biến đổi khí hậu và các hoạt động phát triển. Những tác động này đã và đang gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho nền nông nghiệp của vùng và dự báo còn tiếp tục gia tăng”, đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Trần Thanh Nam tại hội thảo liên kết, hợp tác sản xuất nông sản chủ lực tiểu vùng bán đảo Cà Mau diễn ra chiều 8/9.

Dự hội nghị có Phó Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Nguyễn Trung Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử và các đại biểu đến từ các tỉnh: Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng.

Vùng bán đảo Cà Mau rộng 1,6 triệu ha bao gồm các địa phương: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một phần Kiên Giang, Hậu Giang và TP Cần Thơ. Đây là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản trong cả nước. Diện tích nuôi tôm sú vùng bán đảo Cà Mau hiện khoảng 486.000 ha với sản lượng hơn 215.000 tấn/năm. Ngoài ra, con tôm thẻ chân trắng của vùng cũng chiếm 66% diện tích và 61% sản lượng của toàn vùng ĐBSCL.

 Bên cạnh đó, vùng bán đảo Cà Mau, hằng năm, đóng góp một lượng lớn về các mặt hàng chủ lực cho vùng ĐBSCL như: 35,3% sản lượng lúa, 36,9% sản lượng thịt và gia cầm, 26,1% cây ăn trái và 21,8% sản lượng cá tra...

Tuy nhiên, thời gian gần đây, do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn, trong khi vùng có chế độ thuỷ văn và thổ nhưỡng phức tạp, chịu tác động của cả triều biển Đông lẫn biển Tây, hệ thống thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện..., hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trong toàn vùng bán đảo Cà Mau cũng như vùng ĐBSCL đang chịu tác động nặng nề.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho rằng, do thiếu tính liên kết nên xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong sản xuất kinh doanh, thế mạnh của vùng chưa được phát huy. Đồng thời, đây cũng nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn trong công tác quản lý chất lượng nông sản từ đầu vào đến đầu ra, nông dân trong vùng luôn lâm vào tình trạng "được mùa mất giá"...

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung giải pháp quy hoạch và khuyến khích thực hiện theo quy hoạch. Khi có quy hoạch ổn định, các địa phương đẩy nhanh phát triển kinh tế hợp tác, trang trại và doanh nghiệp cũng như hỗ trợ nông dân tăng quy mô sản xuất, năng lực liên kết, hợp tác. Song song đó, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại phát triển thị trường, đặc biệt đẩy nhanh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chuỗi cung ứng cho từng sản phẩm.../.

 

分享到: