【leonhacai】Năm 2022, ngành ngân hàng ưu tiên hỗ trợ phục hồi kinh tế
Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi và Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bùi Huy Thọ chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bình Phước
Tại điểm cầu Bình Phước có Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi; Phó trưởng Đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điểu Huỳnh Sang và lãnh đạo các sở,ămngagravenhngacircnhagravengưutiecircnhỗtrợphụchồikinhtếleonhacai ngành liên quan; lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Bình Phước và các chi nhánh tín dụng trên địa bàn tỉnh tham dự hội nghị.
Từ đầu năm đến nay, thực hiện Nghị quyết 63 của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN Việt Nam, các ngân hàng thương mại đã thực hiện có hiệu quả theo cam kết với Hiệp hội ngân hàng việc giảm lãi suất cho vay trên tổng dư nợ hiện hữu với số tiền lãi giảm cho khách hàng ước 20.613 tỷ đồng. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng giảm thêm 0,81% trong 11 tháng đầu năm 2021; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng Việt Nam đồng đối với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên hiện nay ở mức 4,3%/năm.
Diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước. Các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ trên 607.000 tỷ đồng, với khoảng 775.000 khách hàng được cơ cấu lại nợ, trên 2 triệu khách hàng được miễn, hạ lãi suất và 1,3 triệu khách hàng được vay mới với lãi suất thấp hơn so với trước dịch Covid-19.
Các ngân hàng thương mại triển khai thêm các gói sản phẩm thanh toán hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp với tổng phí dịch vụ đến nay trên 250 tỷ đồng. Đồng thời, tổ chức hơn 300 buổi gặp gỡ, đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp trên toàn quốc. Qua đó đã tháo gỡ khó khăn cho 61 ngàn doanh nghiệp và một số khách hàng khác với tổng số tiền cam kết cho vay mới đạt khoảng 900.000 tỷ đồng…
Lãnh đạo các đơn vị liên quan tham dự hội nghị tại điểm cầu Bình Phước
Mặc dù hoạt động ngân hàng phải đối mặt với khó khăn chung của nền kinh tế, nhưng toàn ngành đã dành hơn 5.000 tỷ đồng hỗ trợ triển khai các hoạt động an sinh xã hội trên toàn quốc. Riêng công tác phòng chống dịch Covid-19, ngành ngân hàng đã ủng hộ hơn 3.500 tỷ đồng với nhiều chương trình ý nghĩa hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước… |
Tại hội nghị, NHNN Việt Nam đã nêu ra 6 mục tiêu trọng tâm cho sự phát triển của toàn hệ thống năm 2022, đó là: Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2022 bình quân khoảng 4%; chủ động các giải pháp tín dụng nhằm kiểm soát quy mô tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ phục hồi kinh tế; duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức an toàn dưới 3%; đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và chuyển đổi số…
Tại hội nghị, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cũng phát động phong trào thi đua với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2022”.
相关推荐
- Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
- Chiếc Wrist Mac 1988 mẫu 'Apple Watch' đầu tiên được đem đấu giá
- Vì sao ứng dụng của Big Data rất quan trọng với ngành giáo dục?
- Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- Xuất khẩu của Samsung đạt khoảng 50 tỷ USD trong năm nay
- SHB giảm lãi suất cho vay ngắn hạn xuống tối đa 6%/năm
- Đầu tư vào năng lượng chững lại